Kiểm Tra Xem Bạn Có Đang Bị Trầm Cảm Do Nỗ Lực Mang Thai

Jul 17, 2024

https://reliable-friends-900b141288.media.strapiapp.com/a77dd7_8372dfe430ff4ce990c97843e43ccfd5_mv2_5b22871df1.webp

Trong quá trình nỗ lực mang thai, bạn cố gắng cải thiện lối sống của mình qua những việc như ăn uống cân bằng dinh dưỡng, hay chú ý giữ ấm cơ thể, v.v. Tuy nhiên, những điều này không đảm bảo rằng bạn chắc chắn sẽ mang thai thành công. Khi gặp khó khăn trong việc thụ thai, nhiều phụ nữ sẽ gặp phải các triệu chứng như lo lắng và hoảng sợ, giống với bệnh trầm cảm. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng này trong bài viết dưới đây nhé!

Mục lục

  • Trầm cảm do nỗ lực mang thai
  • Danh sách các dấu hiệu nhận biết
  • Cải thiện các triệu chứng trầm cảm
  • Nguyên nhân dẫn tới trầm cảm
  • Khó khăn trong việc tạo môi trường cho việc nỗ lực mang thai
  • Kết luận

Trầm cảm do nỗ lực mang thai


Trầm cảm do nỗ lực mang thai là khi bệnh trầm cảm xuất hiện, hoặc khi bạn rơi vào trạng thái trầm cảm, trong quá trình nỗ lực để mang thai.

Những căng thẳng trong quá trình nỗ lực mang thai có thể khiến sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn suy giảm, gây cản trở tới sinh hoạt hàng ngày.

Tình trạng này còn được gọi là “trầm cảm vô sinh” hay “loạn thần kinh do vô sinh”, vì nguyên nhân là do căng thẳng xảy ra khi bạn nỗ lực để thụ thai.

Các triệu chứng cụ thể là khác nhau ở mỗi người, ví dụ bạn có thể bị khó ngủ, hoặc đột nhiên cảm thấy buồn. Nếu tâm trạng của bạn quá suy sụp, tới mức cản trở những sinh hoạt hàng ngày, hoặc khi các triệu chứng xuất hiện trong một thời gian dài, bạn nên tới khám tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế. Trên thực tế, những triệu chứng này thường bị xem như là những thay đổi về mặt tâm sinh lý thông thường ở phụ nữ, do đó dễ bị xem nhẹ hoặc bỏ qua.

Danh sách các dấu hiệu nhận biết

Hãy cùng kiểm tra những dấu hiệu dưới đây, để xem xét khả năng mắc phải trầm cảm do nỗ lực mang thai:

Khi trạng thái thể chất và tinh thần trở nên không ổn định, bạn có thể cảm thấy bất an, lo lắng, và hốt hoảng như thể mình không còn nhiều thời gian. Ngoài ra, nếu bạn bắt đầu trở nên cáu gắt, khó chịu, và hay cãi nhau với bạn đời, đó có thể là dấu hiệu của trầm cảm khi đang nỗ lực mang thai.

Cải thiện các triệu chứng trầm cảm

Điều quan trọng đầu tiên để cải thiện những triệu chứng trầm cảm liên quan đến việc mang thai là bạn không nên gánh chịu chúng một mình. Trong quá trình nỗ lực thụ thai, bạn rất dễ gặp phải các vấn đề như mất cân bằng về tinh thần và thể chất, lo lắng, áp lực về việc không thể có con, hoặc cảm giác tội lỗi đối với công việc, v.v. Căng thẳng quá mức có thể làm giảm cơ hội mang thai, vì vậy nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào về sức khỏe thể chất hoặc tinh thần của mình, hãy thực hiện các bước sau:

Khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của chứng trầm cảm, hãy chia sẻ cùng ai đó. Nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi nói chuyện với những người thân của mình, hãy thử trò chuyện cùng các chuyên gia tư vấn về vô sinh, hoặc bác sĩ tâm lý. Nếu có thể, hãy tham gia tư vấn cùng với vợ hoặc chồng, để tìm ra cách giải quyết tốt nhất cho những vấn đề liên quan tới cả hai bạn.

Nguyên nhân dẫn tới trầm cảm

Trầm cảm không chỉ do một nguyên nhân gây nên. Tất cả những yếu tố như dự định cá nhân, sự nghiệp, các mối quan hệ, tình trạng thể chất và tinh thần, v.v., cùng đan xem lẫn nhau một cách phức tạp, và trở thành nguyên nhân.

Sau đây là danh sách những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng trầm cảm do nỗ lực mang thai:

Điều trị vô sinh là một hành trình khó khăn, và cần tới sự trợ giúp của mọi người xung quanh. Điều quan trọng trước tiên là xác định được những nguyên nhân gây nên tình trạng trầm cảm, và sau đó cố gắng khắc phục từng nguyên nhân một.

Khó khăn trong việc tạo môi trường cho việc nỗ lực mang thai

Ở phần lớn các gia đình hiện đại, cả hai vợ chồng đều cùng nhau đi làm, do đó nhiều phụ nữ phải vừa làm việc, vừa tiếp nhận điều trị vô sinh. Thời gian của những buổi điều trị vô sinh có thể bị thay đổi, tùy thuộc vào tình trạng thể chất và tinh thần của bạn. Ngoài ra, đối với những phương pháp điều trị vô sinh tiên tiến, như thụ tinh trong ống nghiệm, hoặc thụ tinh vi thể, bạn có thể sẽ phải đến bệnh viện 10 ngày trở lên mỗi tháng. Những điều này đòi hỏi bạn phải điều chỉnh lịch làm việc của mình, hoặc thậm chí là phải xin từ chức. Tuy nhiên, điều này lại làm gia tăng áp lực về mặt kinh tế, vì bản thân việc điều trị vô sinh có thể trở nên vô cùng tốn kém.


Kết luận

Khi bạn nỗ lực quá sức cho việc mang thai, những căng thẳng và áp lực tích tụ có thể dẫn tới tình trạng trầm cảm. Hãy cùng bạn đời trao đổi để tìm ra những phương pháp tích cực, vừa giúp tăng khả năng mang thai, vừa cho phép bạn tận hưởng những niềm vui trong cuộc sống.