Thay Đổi Vị Giác Có Phải Dấu Hiệu Của Mang Thai?

Jul 26, 2024

https://reliable-friends-900b141288.media.strapiapp.com/423_with_bgc_6d5eaa2886.png

Gần đây, bạn có cảm thấy vị giác của mình thay đổi? Điều này có thể là dấu hiệu của việc mang thai. Bài viết này sẽ giải thích về mối liên hệ giữa mang thai và sự thay đổi vị giác, cùng những điều cần lưu ý về ăn uống sau khi vị giác thay đổi. Hãy tham khảo ngay nhé!

Mục lục

  • Mối liên hệ giữa mang thai và sự thay đổi vị giác
  • Nguyên nhân gây thay đổi vị giác
  • Các kiểu thay đổi vị giác
  • Lưu ý về chế độ ăn uống
  • Kết luận

Mối liên hệ giữa mang thai và sự thay đổi vị giác

Trong giai đoạn đầu và giữa của thai kỳ, thay đổi vị giác là hiện tượng xảy ra phổ biến. Có bốn nguyên nhân chính dẫn đến điều này.

Nguyên nhân gây thay đổi vị giác khi mang thai

Hormone nữ

Khi mang thai, lượng hormone nữ progesterone sẽ tăng lên. Progesterone có thể làm giảm độ nhạy của vị giác, do đó khi hormone này được tiết ra nhiều hơn, cảm nhận vị giác cũng sẽ bị thay đổi.

Tăng lượng máu

Để cung cấp đầy đủ oxy và dưỡng chất cho cả thai nhi, lượng máu trong cơ thể bạn sẽ tăng lên trong thời kỳ mang thai. Điều này có thể làm tăng nhu cầu hấp thụ muối của cơ thể, và khiến cho bạn có xu hướng thèm ăn các món mặn.

Khô miệng

Khi mang thai, cơ thể cần nhiều nước hơn để cung cấp đủ cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, sự gia tăng progesterone cũng làm tăng lượng mồ hôi tiết ra, dễ dẫn đến mất nước và khô miệng. Tình trạng khô miệng kéo dài có thể làm giảm độ nhạy của vị giác, và khiến cho vị của đồ ăn trở nên nhạt hoặc đắng hơn so với thực tế.

425_with_bgc.png

Thiếu kẽm

Kẽm là dưỡng chất rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Khi mang thai, cơ thể bạn sẽ cần nhiều kẽm hơn so với bình thường, do đó nếu không bổ sung đủ thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng thiếu kẽm. Ngoài ra, kẽm cũng là chất cần thiết cho việc hình thành các tế bào nụ vị giác (cơ quan nằm trên lưỡi giúp chúng ta cảm nhận được các vị khác nhau). Vì vậy, việc thiếu kẽm có thể là nguyên nhân làm cho vị giác của bạn thay đổi.


Các kiểu thay đổi vị giác

Khi mang thai, nhiều phụ nữ có xu hướng trở nên thích các món ăn có vị đậm, chua hoặc ngọt. Ví dụ, nhiều thai phụ sẽ cảm thấy khoai tây chiên có vị ngon hơn so với trước đây. Ngược lại, cũng có một số ít người bị mất hoàn toàn vị giác, hoặc vị giác trở nên kém nhạy bén hơn.

424_with_bgc.png

Lưu ý về chế độ ăn uống

Không ăn quá nhiều muối và đường

Khi mang thai, bạn thường có xu hướng thèm các món ăn có vị đậm và ngọt. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều muối và đường có thể gây hại cho các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Vì vậy, bạn cần chú ý kiểm soát lượng muối và đường mà mình đang tiêu thụ mỗi ngày.

Phòng ngừa thiếu kẽm

Thiếu kẽm không chỉ làm thay đổi vị giác mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Hãy chú ý bổ sung kẽm từ các nguồn thực phẩm như gan, trứng, hàu, hạnh nhân, và đậu nành. Nếu cảm thấy khó bổ sung đủ kẽm từ việc ăn uống hàng ngày, bạn có thể sử dụng thêm viên uống giúp bổ sung kẽm. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý không sử dụng thực phẩm bổ sung quá liều, vì điều này có thể dẫn tới ngộ độc kẽm.

426_with_bgc.png

Phòng ngừa thiếu máu

Thiếu máu cũng là nguyên nhân gây thay đổi vị giác. Để phòng ngừa thiếu máu, hãy bổ sung đầy đủ chất sắt từ các nguồn khác nhau.

Có hai loại chất sắt là “sắt heme” và “sắt nonheme”, trong đó sắt heme có tỷ lệ hấp thu cao hơn gấp 2-3 lần. Tuy nhiên, bạn cũng có thể làm tăng cường sự hấp thụ sắt nonheme bằng cách chế biến và kết hợp chung với vitamin C hoặc axit citric. Những chất dinh dưỡng nói trên có nhiều trong các loại thực phẩm sau:

Kết luận

Sự thay đổi vị giác có thể là một trong những dấu hiệu của việc mang thai. Không phải thai phụ cũng trải qua sự thay đổi này, nhưng đây có thể là một dấu hiệu để bạn tham khảo. Ngoài nguyên nhân mang thai, các vấn đề về vị giác cũng có thể xảy ra do ảnh hưởng của thói quen sinh hoạt, căng thẳng, hoặc bệnh lý. Nếu cảm thấy lo lắng về vấn đề này, bạn hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn thêm.