Cùng Tìm Hiểu Về Bệnh Thiếu Máu
Jul 16, 2024
Thiếu máu là tình trạng lượng Hemoglobin chứa trong hồng cầu giảm đi, dẫn đến cơ thể thiếu oxy. Hemoglobin có nhiệm vụ cung cấp oxy đi khắp cơ thể, khi nồng độ Hemoglobin giảm, oxy không được vận chuyển đầy đủ tới các bộ phận, gây nên các triệu chứng như khó thở, hụt hơi hay chóng mặt. Thiếu máu có thể xảy ra do chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, do nhu cầu tiêu thụ chất sắt tăng lên khi mang thai và cho con bú, hoặc do một số bệnh lý ngầm khác.
Mục lục
Phân loại bệnh thiếu máu
Triệu chứng bệnh thiếu máu
Phòng ngừa bệnh thiếu máu
Làm gì khi xuất hiện tình trạng thiếu máu?
Phân loại bệnh thiếu máu
Có nhiều loại bệnh thiếu màu khác nhau, các loại phổ biến nhất bao gồm:
Thiếu máu do thiếu sắt
Sắt là nguồn gốc sản sinh nên Hemoglobin. 60-70% trường hợp bệnh thiếu máu là do nguyên nhân thiếu sắt.
Thiếu máu do suy giảm khả năng tái tạo
Đây là một căn bệnh khó chữa do sự suy giảm chức năng của tủy xương, bộ phận chịu trách nhiệm tái tạo và sản xuất máu. Đối với bệnh này, không chỉ lượng hồng cầu, mà bạch cầu và tiểu cầu cũng bị suy giảm.
Thiếu máu hồng cầu to
Đây là một thuật ngữ chung, chỉ các bệnh thiếu máu do thiếu vitamin B12 hoặc axit folic. Nguyên nhân có thể là do bạn đã cắt bỏ dạ dày, hoặc uống quá nhiều rượu. Ở người bệnh, hồng cầu bị phá vỡ nhanh hơn bình thường, dẫn tới suy giảm huyết sắc tố, do đó da và kết mạc mắt có thể chuyển sang màu vàng.
Thiếu máu thận
Là bệnh thiếu máu do thận suy giảm khả năng sản xuất hồng cầu.
Triệu chứng bệnh thiếu máu
Các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân thiếu máu có thể kể đến như:
- Hụt hơi
- Chóng mặt
- Dễ cảm thấy mệt mỏi
- Đau đầu
- Sắc mặt không tốt
- Chốc mép
- Cảm thấy khó nuốt
Ở mức độ nặng hơn, các triệu chứng như kết màng nhầy ở mắt, móng tay trở nên trắng bệch hoặc bị uốn cong, v.v., cũng có thể xuất hiện.
Phòng ngừa bệnh thiếu máu
・Bổ sung đầy đủ chất sắt
Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Cần lưu ý duy trì chế độ ăn lành mạnh, giàu chất sắt (có trong rau xanh, hải sản, gan, nghêu và các loại động vật có vỏ khác), đồng thời bổ xung nhiều protein.
・Tránh các thực phẩm giàu Tanin và chất xơ
Đồ uống có chứa Tanin, chẳng hạn như cà phê hoặc trà, và thực phẩm giàu chất xơ, sẽ ức chế sự hấp thu sắt, vì vậy hãy tránh tiêu thụ chúng sau bữa ăn.
Nếu bạn muốn bổ sung sắt thông qua thực phẩm chức năng, hãy chọn viên uống bổ sung loại sắt Heme. Đây là loại sắt có tỷ lệ hấp thụ vào cơ thể cao nhất, do đó sẽ đem lại nhiều hiệu quả.
・Sử dụng dụng cụ nấu ăn làm từ sắt
Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng chảo gang, hoặc chảo sắt để nấu ăn, có thể giúp giảm thiểu tình trạng thiếu hụt sắt. Bằng cách sử dụng những dụng cụ này, bạn có thể gia tăng lượng sắt thêm vào mỗi bữa ăn, chỉ thông qua việc nấu nướng.
Làm gì khi xuất hiện tình trạng thiếu máu?
Nếu cơ thể đột nhiên xuất hiện tình trạng thiếu máu, rất có thể bạn đang mắc phải một căn bệnh có liên quan đến việc chảy máu từ các cơ quan nội tạng. Nếu thường xuyên xuất hiện các triệu chứng như cảm thấy choáng váng, khó thở hoặc tim đập nhanh, bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế càng sớm càng tốt. Nếu cơn choáng hoặc chóng mặt đến một cách đột ngột, đầu tiên hãy ngồi xổm xuống tại chỗ, tiếp theo nới lỏng thắt lưng và cúc quần, sau đó nghỉ ngơi cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.