Cách Khắc Phục Chứng Chán Ăn

Jul 17, 2024

https://reliable-friends-900b141288.media.strapiapp.com/94262c_2dafcca317a6440d9425b7e4408816ff_mv2_6814586f0d.webp

Mục lục

  • Chán ăn là gì?
  • Nhận biết chứng chán ăn
  • Nguyên nhân dẫn tới chán ăn
  • Khắc phục chứng chán ăn
  • Phòng ngừa chứng chán ăn

Chán ăn là gì?

Chán ăn là tình trạng thiếu cảm giác thèm ăn hoặc không muốn ăn. Chán ăn tạm thời do mệt mỏi hoặc căng thẳng là tình trạng vô cùng bình thường, mà bất kỳ ai cũng đôi lúc gặp phải. Tuy nhiên, việc chán ăn kéo dài có thể liên quan đến các bệnh lý gây hại cho sức khỏe, do đó cần được can thiệp kịp thời.

Nhận biết chứng chán ăn

Hai dấu hiệu để nhận biết bệnh chán ăn bao gồm: ăn ít hơn đáng kể so với trước đây và buồn nôn hoặc nôn sau khi ăn.

Ngoài ra, người bệnh thường phải cố gắng ép bản thân ăn, mặc dù không có cảm giác muốn ăn.


Nguyên nhân dẫn tới chán ăn

Những nguyên nhân phổ biến dẫn tới chán ăn bao gồm:

Các bệnh tiêu hóa

Khi các cơ quan tiêu hóa như thực quản, dạ dày, tá tràng và gan bị viêm hoặc tổn thương, chán ăn có thể xảy ra kèm theo những cảm giác khó chịu như đau ở vùng ảnh hưởng, ợ nóng, hoặc buồn nôn.

Các bệnh ngoài tiêu hóa

Các bệnh truyền nhiễm như viêm phổi hoặc viêm bể thận, bệnh liên quan đến hormone, tuyến giáp và bệnh tâm thần đều có thể là nguyên nhân của chứng chán ăn.

Thiếu ngủ

Thiếu ngủ có thể gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh tự chủ, làm chậm chức năng của hệ tiêu hóa và dẫn tới rối loạn ăn uống.

Ốm nghén khi mang thai

Trong thời kỳ ốm nghén, chán ăn có thể xảy ra đi kèm với tình trạng nôn mửa. Nguyên nhân của ốm nghén thường được cho là do sự thay đổi nhanh chóng của nội tiết tố trong thời kỳ mang thai.

Khắc phục chứng chán ăn

Khi nhận thấy xuất hiện tình trạng chán ăn, bạn nên tập trung tiêu thụ các loại thực phẩm dễ tiêu hóa và có tác dụng làm mát các cơ quan nội tạng. Nên chọn những loại đồ ăn giàu protein, carbohydrate, vitamin và khoáng chất.

Bạn có thể tham khảo danh sách sau:

  • Mỳ/ cháo
  • Thịt gà trắng
  • Đậu hũ
  • Sữa ấm
  • Cà rốt, củ cải và bí đỏ luộc mềm
  • Chuối
  • Mận ngâm
  • Gừng

Bạn không nhất thiết phải ép bản thân ăn thật nhiều khi không có cảm giác muốn ăn. Hãy cố gắng ăn đủ bữa, tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng, và duy trì chế độ ăn lành mạnh cho tới khi cảm giác thèm ăn quay trở lại.

Phòng ngừa chứng chán ăn

Nếu có thể hãy cố gắng thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngay từ đầu, để cơ thể không rơi vào trạng thái chán ăn.


Trước hết, bạn cần xem xét và điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của mình. Nếu thời gian ngủ và thời gian của các bữa ăn không được quy định rõ ràng, đồng hồ sinh học của cơ thể cũng như hệ thần kinh có thể bị rối loạn. Vì vậy, bạn nên tập thói quen đi ngủ sớm, ăn uống đúng giờ, và tập thể dục điều độ. Việc vận động cơ thể là vô cùng cần thiết, vì nó giúp tiêu hao năng lượng và kích thích cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, việc vận động còn giúp cải thiện tâm trạng, giải tỏa căng thẳng và cân bằng nhịp sinh học của cơ thể.


Nếu bạn đang mắc phải chứng chán ăn, hãy tham khảo và áp dụng ngay những phương pháp được giới thiệu trong bài viết này để sớm hồi phục nhé!