Nguyên Nhân Bạn Thường Xuyên Cảm Thấy Mệt Mỏi
Jul 17, 2024

Cảm giác mệt mỏi nói chung có xu hướng xảy ra tùy theo môi trường, thể trạng, hay độ tuổi. Khác với cảm giác mệt mỏi sau khi tập luyện thể thao hoặc sau khi làm việc nặng, mệt mỏi kéo dài, và không thuyên giảm kể cả sau khi đã nghỉ ngơi, là tình trạng nghiêm trọng đáng được lưu ý.
Mục lục
- Nguyên nhân gây mệt mỏi
- Những bệnh lý liên quan
- Cách đối phó với cảm giác mệt mỏi
- Cách cải thiện chất lượng giấc ngủ
Nguyên nhân gây mệt mỏi
Mệt mỏi kéo dài có thể do các thói quen sinh hoạt không tốt hàng ngày như ăn uống không điều độ, thiếu ngủ, hoặc tiêu thụ các chất kích thích như rượu, bia và thuốc lá. Mệt mỏi cũng có thể xuất hiện do ảnh hưởng của kinh nguyệt và mãn kinh. Trong những trường hợp này, cảm giác mệt mỏi thường tăng dần theo thời gian trong ngày và trở nên nghiêm trọng nhất vào tầm chiều tối.
Ngoài ra, mệt mỏi cũng có thể do căng thẳng gây nên. Những việc như trục trặc trong các mối quan hệ, áp lực công việc, thay đổi môi trường (chẳng hạn như chuyển nhà hay chuyển chỗ làm), v.v., đều có thể khiến bạn bị tích lũy căng thẳng và từ đó gia tăng cảm giác mệt mỏi.
Một số người cũng có thể cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi vào những khoảng thời gian nhất định trong ngày, ví dụ như sáng sớm trước khi đi làm hoặc vào đầu giờ làm buổi chiều
Những bệnh lý liên quan
Cảm giác mệt mỏi kéo dài cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tâm thần như trầm cảm, rối loạn tâm lý, hoặc rối loạn lo âu.
Ngoài ra, mệt mỏi kèm theo cảm giác ớn lạnh và sốt có thể do các bệnh truyền nhiễm, chẳng hạn như cúm.
Mệt mỏi kèm theo triệu chứng mất nước, sụt cân có thể do các bệnh liên quan đến tuyến giáp, bệnh viêm gan mãn tính, bệnh xơ gan, ung thư, bệnh tiểu đường hoặc chứng ngưng thở khi ngủ.
Cách đối phó với cảm giác mệt mỏi
Để giảm bớt cảm giác mệt mỏi, hãy chú ý tới 5 yếu tố sau đây:
1) Hướng tới một chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ cả năm nhóm chất dinh dưỡng: carbohydrate, vitamin, khoáng chất, protein và chất béo
2) Tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày
3) Dành thời gian để thư giãn và giải tỏa căng thẳng
4) Tắm nước nóng ở nhiệt độ khoảng 38-40 độ C
5) Đảm bảo chất lượng giấc ngủ tốt để cơ thể được phục hồi
Trong những yếu tố trên, bạn cần đặc biệt chú ý tới việc cải thiện chất lượng giấc ngủ. Việc ngủ sâu và ngủ đủ giấc là vô cùng quan trọng để thúc đẩy quá trình tiết hormone tăng trưởng và duy trì hoạt động của toàn bộ cơ thể.
Cách cải thiện chất lượng giấc ngủ
Chìa khóa để có được chất lượng giấc ngủ tốt nằm ở việc quản lý thân nhiệt, tăng cường tiết Melatonin, và điều chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể. Dưới đây là một số lời khuyên cụ thể để giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ:
1. Tạo môi trường lý tưởng
Môi trường lý tưởng để bạn thư giãn và chìm vào giấc ngủ là ở 33±1 độ C, độ ẩm 50±5% RH. Để có được giấc ngủ ngon hơn, hãy chuẩn bị cho mình một không gian thoải mái bằng việc giặt sạch chăn và ga giường, sử dụng tinh dầu, đèn ngủ hoặc nến thơm, v.v.
2. Thư giãn trước khi ngủ
Trước khi đi ngủ, hãy dành thời gian để thư giãn đầu óc cũng như cơ thể của bạn. Nên tắm nước nóng (khoảng 40 độ C) trong khoảng 10-15 phút, sau khi tắm hãy thực hiện một số động tác giãn cơ nhẹ để tăng cường chức năng của hệ thần kinh.
3. Ăn bữa sáng có chứa Tryptophan
Bữa sáng cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn. Tryptophan có nhiều trong các loại thực phẩm như đậu nành, các chế phẩm từ sữa, các loại hạt và chuối. Tryptophan là nguyên liệu thô để sản sinh ra Serotonin và Melatonin trong cơ thể, do đó việc nạp đủ chất này là điều cần thiết để có được những giấc ngủ ngon.