Bật Mí Cách Chăm Sóc Vùng Nhạy Cảm
Jul 22, 2024
Mục lục
- Tại sao việc chăm sóc vùng nhạy cảm lại quan trọng?
- Hiểu về vùng nhạy cảm
- Những vấn đề thường gặp phải ở vùng nhạy cảm
- Cách chăm sóc vùng nhạy cảm
Tại sao việc chăm sóc vùng nhạy cảm lại quan trọng?
Chúng ta thường đầu tư rất nhiều thời gian và công sức cho việc chăm sóc vẻ bề ngoài của mình, vì đây là thứ được mọi người xung quanh chú ý tới. Điều này đồng nghĩa với việc, những
vùng kín đáo hơn trên cơ thể thường dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, việc chăm sóc và giữ vệ sinh vùng nhạy cảm là vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của bạn.
Hiểu về vùng nhạy cảm
Vùng nhạy cảm, hay còn gọi là vùng kín, nằm ở mặt trước trên cơ thể nữ giới, bao gồm khu vực từ âm đạo cho tới hậu môn.
Tại sao đây lại là khu vực “nhạy cảm”?
Đầu tiên, da ở vùng này mỏng hơn rất nhiều so với các bộ phận khác trên cơ thể. Chúng ta thường nghe nhiều về việc cẩn thận với vùng da xung quanh mắt, vì đây là vùng da mỏng nhất ở trên khuôn mặt. Tuy nhiên, trong khi da mắt được cho là có độ dày từ 0,12-0,2 mm, da ở vùng nhạy cảm thậm chí còn mỏng hơn thể, với độ dày chỉ khoảng 0,08-0,16mm.
Ngoài ra, do thường xuyên bị che kín bởi quần áo, vùng nhạy cảm dễ trở nên ẩm ướt và kém thông thoáng. Đặc biệt, vào thời kỳ kinh nguyệt, việc sử dụng băng vệ sinh dễ làm cho vùng nhạy cảm trở nên nhiễm trùng và kích ứng.
Những vấn đề thường gặp phải ở vùng nhạy cảm
Mặc dù các vấn đề liên quan đến bệnh phụ khoa là một chủ đề khó nói, thực tế, có khoảng một nửa số phụ nữ đang gặp phải những vấn đề này. Do các đặc điểm của vùng nhạy cảm như da mỏng, độ ẩm cao, hay cấu trúc phức tạp, không hiếm phụ nữ gặp phải các vấn đề như ngứa ngáy, khó chịu, hay xuất hiện mùi hôi.
Cách chăm sóc vùng nhạy cảm
Việc giữ vệ sinh vùng nhạy cảm là vô cùng quan trọng. Sau đây là những điều bạn nên lưu ý:
1. Vệ sinh đúng cách
Vì da ở vùng nhạy cảm rất mỏng, do đó không nên chà xát mạnh bằng khăn tắm. Thay vào đó, hãy sử dụng các đầu ngón tay để rửa nhẹ nhàng với nước sạch.
Trước hết, hãy rửa phần trước (vùng chữ V), cũng như phần lông. Sau đó, rửa phần chữ I, xung quanh âm đạo và cửa tiểu. Cuối cùng, rửa phần chữ O, xung quanh hậu môn.
2. Sử dụng sản phẩm chuyên dụng
Có nhiều loại dung dịch vệ sinh, hoặc kem bôi, dành riêng cho vùng nhạy cảm. Sữa tắm dành cho toàn thân thường có độ pH từ 9,0-11,0, trong khi sản phẩm dành riêng cho vùng nhạy cảm thường có độ pH từ 5,0-7,5 (nghĩa là từ trung tính đến hơi axit). Bạn có thể chọn sản phẩm dựa trên độ pH, phòng khi trên sản phẩm không ghi rõ việc có dùng được trên vùng nhạy cảm hay không.
3. Chăm sóc lông vùng dưới
Chăm sóc lông vùng dưới giúp giảm bớt tình trạng ẩm ướt. Khi lông vùng dưới mọc rậm sẽ dẫn đến bí bách, kém thông thoáng, và tạo môi trường cho vi khuẩn dễ phát triển. Đặc biệt, trong thời kỳ kinh nguyệt, điều này còn có thể gây ra vấn đề máu kinh tiếp xúc và đọng lại trong lông, gây ngứa ngáy và viêm nhiễm. Khi tự chăm sóc lông tại nhà, hãy sử dụng các dụng cụ cắt tỉa, hoặc máy cạo chuyên dụng, để không làm tổn thương phần da. Nếu bạn không muốn cạo lông hoàn toàn, có thể cân nhắc việc chỉ cắt gọn phần lông trên bề mặt, để giảm thiểu viêm nhiễm.
Việc chăm sóc vùng nhạy cảm không chỉ tốt cho sức khỏe, mà còn đem lại giá trị thẩm mỹ, giúp nhiều phụ nữ tự tin hơn khi diện các bộ đồ tắm, hoặc khi thân mật với nửa kia của mình. Hãy áp dụng ngay những mẹo trên và bắt đầu việc chăm sóc cẩn thận cho vùng nhạy cảm của mình ngay từ hôm nay nhé!