Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Tình Trạng Chướng Bụng
Jul 26, 2024
Tình trạng chướng bụng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bài viết này sẽ giới thiệu bốn nguyên nhân phổ biến nhất, cũng như cách khắc phục tương ứng với mỗi nguyên nhân. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng chướng bụng, hãy tham khảo và áp dụng những biện pháp này ngay nhé!
Mục lục
- Nguyên nhân 1: Chứng nuốt không khí
- Nguyên nhân 2: Tiêu thụ quá nhiều chất xơ
- Nguyên nhân 3: Tiêu hóa kém
- Nguyên nhân 4: Kinh nguyệt
- Kết luận
Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến có thể gây nên hiện tượng đầy hơi:
Nguyên nhân 1: Chứng nuốt không khí
Chứng nuốt không khí là gì?
Chứng nuốt không khí xảy ra khi bạn nuốt nhiều quá nhiều không khí vào cơ thể một cách vô thức, từ đó dẫn tới các triệu chứng như chướng bụng, đầy hơi, ợ hơi, hoặc liên tục hắt xì. Tình trạng này là vô cùng phổ biến, trung bình cứ khoảng 8 người thì sẽ có 1 người mắc phải.
Cách khắc phục
Chứng nuốt không khí thường xảy ra do stress, hoặc do nuốt thức ăn quá nhanh. Để giảm bớt tình trạng này, bạn cần chú ý hạn chế không nghiến răng, và ăn chậm, nhai kỹ trong mỗi bữa ăn.
Nguyên nhân 2: Tiêu thụ quá nhiều chất xơ
Phân biệt hai loại chất xơ
Có hai loại chất xơ, đó là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Chất xơ hòa tan giúp điều hòa mức đường huyết và mỡ máu sau bữa ăn, còn chất xơ không hòa tan giúp cải thiện nhu động ruột. Tỷ lệ lý tưởng giữa hai loại chất xơ này mà bạn nên nạp vào là 2:1 (chất xơ hòa tan: chất xơ không hòa tan).
Quá nhiều chất xơ không hòa tan
Tiêu thụ quá nhiều chất xơ không hòa tan có thể gây chướng bụng và táo bón. Do đó, bạn nên hạn chế ăn quá nhiều các thực phẩm như ngũ cốc, đậu, hoặc các loại rau củ như củ cải.
Nguyên nhân 3: Tiêu hóa kém
Tiêu hóa kém cũng là một trong những nguyên nhân gây chướng bụng. Để khắc phục nguyên nhân này, bạn cần chú ý ăn uống điều độ và hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ.
Nguyên nhân 4: Kinh nguyệt
Mối quan hệ giữa kinh nguyệt và chướng bụng
Trước thời kỳ kinh nguyệt, hormone Progesterone tăng cao và làm chậm nhu động ruột, từ đó dễ gây nên tình trạng chướng bụng và táo bón. Trong giai đoạn này, lớp nội mạc tử cung cũng phình to ra và gây áp lực lên thành ruột.
Cách khắc phục
Hãy chú ý tới việc cải thiện môi trường đường ruột bằng cách ăn nhiều thực phẩm lên men, chất xơ, và Oligosaccharide. Ngoài ra, việc giữ ấm cơ thể cũng giúp cải thiện tình trạng chướng bụng và táo bón do kinh nguyệt.
Kết luận
Chướng bụng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Nếu tình trạng này kéo dài hoặc trở nên quá nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ điều trị kịp thời.