Rối Loạn Tâm Thần: Nên Đi Khám Ở Đâu?
Jul 24, 2024
Bệnh tâm thần có thể xuất hiện do nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như môi trường nuôi dạy, hoặc những thay đổi trong cuộc sống và mối quan hệ giữa người với người. Đặc biệt, đối với phụ nữ, nội tiết tố có liên quan mật thiết đến sự cân bằng tinh thần. Vì lý do này, có những trường hợp phụ nữ có thể đến gặp bác sĩ phụ khoa để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe tâm thần của mình.
Mục lục
- Mối liên quan giữa nội tiết tố nữ và sự cân bằng tinh thần
- Nên chọn khám phụ khoa hay chuyên khoa tâm thần?
Mối liên quan giữa nội tiết tố nữ và sự cân bằng tinh thần
Nội tiết tố nữ có hai loại là Estrogen và Progesterone. Hai loại nội tiết tố này sẽ tương tác với nhau để đảm bảo sự cân bằng được duy trì theo chu kỳ trong cơ thể. Mặt khác khi nội tiết bị rối loạn có thể gây nên cân bằng tinh thần.
Estrogen có liên quan tới chất dẫn truyền thần kinh Serotonin. Serotonin là chất điều khiển các cảm xúc như vui sướng, thích thú, bất ngờ, sợ hãi và có chức năng ổn định tinh thần. Vì vậy, khi nồng độ Serotonin giảm sẽ dễ gây ra các bệnh tâm thần chẳng hạn như trầm cảm. Vào thời điểm trước kinh nguyệt, nồng độ Estrogen giảm do đó Serotonin cũng giảm theo. Điều này là nguyên nhân dẫn tới cảm giác chán nản hay cáu kỉnh, bực bội.
Nên chọn khám phụ khoa hay chuyên khoa tâm thần?
Việc chọn khoa khám bệnh phù hợp phụ thuộc vào những triệu chứng cụ thể mà bạn gặp phải:
① PMS và PMDD
PMS, còn được gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt, đề cập đến nhiều vấn đề về tinh thần lẫn thể chất, bắt đầu xuất hiện khoảng 3 đến 10 ngày trước khi bắt đầu có kinh nguyệt. Những triệu chứng cụ thể bao gồm:
Triệu chứng về mặt tinh thần
Các triệu chứng PMS thường có thể được cải thiện bằng cách tới gặp bác sĩ phụ khoa và tiếp nhận điều trị về mặt nội tiết tố nữ (vd uống thuốc tránh thai liều thấp).
PMDD là trường hợp các triệu chứng về mặt tinh thần của PMS trở nên nghiêm trọng, khi này bệnh sẽ được xếp vào loại bệnh tâm thần.
Chúng tôi khuyên bạn nên tới khám bác sĩ phụ khoa để điều trị PMS và bác sĩ tâm thần để điều trị PMDD.
Nếu bạn không muốn đột ngột đến gặp bác sĩ tâm thần, thì trước tiên có thể tới gặp bác sĩ phụ khoa. Sau đó, tùy thuộc vào các triệu chứng, bác sĩ phụ khoa có thể giới thiệu bạn tới khám tại khoa tâm thần.
② Rối loạn tiền mãn kinh
Rối loạn tiền mãn kinh là tập hợp các triệu chứng khó chịu bắt đầu xuất hiện sau tuổi 40, chẳng hạn như tình trạng thể chất suy yếu hoặc cảm xúc trở nên bất ổn định. Các triệu chứng cụ thể bao gồm:
Đối với những triệu chứng về mặt thể chất như nóng bừng hoặc bốc hỏa, bạn nên tới khám bác sĩ phụ khoa. Ngược lại, nếu gặp phải triệu chứng về mặt tinh thần như mất động lực hay trầm cảm, hãy tới khám tại khoa tâm thần.