Sốt Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?

Jul 17, 2024

https://reliable-friends-900b141288.media.strapiapp.com/288e15_778c6c1af5fa4d4b98d6840e4357247a_mv2_2e7caf87f3.webp

Sốt là tình trạng trung tâm điều hòa nhiệt độ ở não trở nên bất thường, từ đó khiến cho nhiệt độ cơ thể tăng cao. Rất khó để biết được bạn bị bệnh gì chỉ từ việc bị sốt. Tuy nhiên sốt thường đi kèm với nhiều triệu chứng khác, và dựa theo các triệu chứng đi kèm này có thể phần nào đoán ra được nguyên nhân gây bệnh.

Sốt kèm theo các triệu chứng hô hấp

Nếu xuất hiện các triệu chứng liên quan đến hô hấp như ho, đờm và đau họng, kèm theo đau nhức cơ thể, hoặc các triệu chứng tiêu hóa, rất có khả năng bạn đang bị cúm.


Khi bệnh cúm hoặc cảm lạnh trở nên trầm trọng hơn, các triệu chứng như khó thở, đau ngực và tím tái (ở môi và móng tay) có thể xuất hiện. Bệnh có thể phát triển thành viêm phế quản cấp tính hoặc viêm phổi cấp tính. Ngoài ra, bệnh nhân ung thư phổi cũng thường bị sốt nhẹ và trong một số ít trường hợp có thể bị sốt cao.

Sốt kèm theo các triệu chứng thần kinh trung ương

Nếu sốt cao kèm theo nhức đầu dữ dội, mất ý thức, co giật hoặc chóng mặt thì có thể là dấu hiệu của bệnh viêm màng não hoặc viêm não. Viêm màng não thường gây ra tình trạng cứng gáy, khi đó cổ sẽ trở nên cứng như một tấm ván và không thể cúi về phía trước.

Sốt kèm theo các triệu chứng tiêu hóa

Nếu bạn bị sốt kèm theo đau ở vùng bụng trên bên phải, bạn có thể đang mắc các bệnh về gan hoặc túi mật như viêm gan A cấp tính hoặc sỏi mật, v.v.

Nếu đau xuất hiện ở vùng bụng dưới bên phải, bạn có thể đang mắc phải bệnh viêm ruột thừa cấp tính.

Viêm gan A cấp tính là do nhiễm trùng đường miệng, trong đó virus viêm gan A xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn hoặc nước uống, và trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh có thể chuyển biến thành tình trạng xấu hơn gọi là viêm gan tối cấp.

Sốt kèm theo các triệu chứng ở đường tiết niệu

Nếu bạn cảm thấy đau khi đi tiểu, đi tiểu thường xuyên, hoặc đau lưng dưới, bạn có thể đang bị nhiễm trùng đường hô hấp trên do mắc phải các bệnh như viêm bể thận cấp tính hoặc viêm họng.

Trong trường hợp này, tình trạng sốt thường kéo dài từ 1 đến 2 tuần. Ngoài ra, nếu phát hiện đi tiểu ra máu hoặc hoặc sưng tấy ở đường tiết niệu, bạn có thể đang bị viêm cầu thận cấp tính.

Sốt kèm theo các triệu chứng khác

Sốt cao cũng có thể xảy ra ở các bệnh như viêm khớp dạng thấp và bệnh lupus ban đỏ.

Ngoài ra, nếu bị ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn, bạn cũng sẽ gặp phải triệu chứng sốt cao đi kèm đau bụng, buồn nôn, và tiêu chảy.

Nếu nghi ngờ bị mắc bệnh truyền nhiễm, bạn cần phải có biện pháp phòng ngừa để tránh lây sang những người xung quanh. Trong trường hợp này, hãy chú ý thực hiện các biện pháp sau đây:

Nên làm gì khi bị sốt?

Cho dù nguyên nhân gây sốt là gì bạn cũng cần chú ý nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể được hồi phục. Để hạ sốt nhanh chóng, cần chú ý giữ ấm cơ thể, bổ sung đủ nước, ăn nhiều thực phẩm có chứa gừng, hành lá và vitamin C để giúp tăng cường khả năng miễn dịch.


Nên uống nước ở nhiệt độ phòng hoặc hơi ấm, tránh uống nước quá lạnh.


Gừng và hành lá là hai nguyên liệu không chỉ giúp làm ấm cơ thể, mà còn có tác dụng kháng khuẩn và kích thích ra mồ hôi. Những món ăn dinh dưỡng bạn có thể nấu cùng 2 nguyên liệu này bao gồm súp gừng hoặc cháo gạo với hành lá.


Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây họ cam như cam, chanh, bưởi và quýt. Ngoài ra Vitamin C cũng có thể được bổ xung thông qua các gói thuốc hoặc viên sủi hạ sốt.

27.webp

Tuy nhiên, nếu bạn không biết rõ nguyên nhân gây sốt, cần lưu ý theo dõi cẩn thận và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức nếu tình trạng sốt không có dấu hiệu thuyên giảm.