Khô Miệng: Nguyên Nhân Là Gì?
Jul 24, 2024
Bài viết này sẽ đề cập tới:
- Nguyên nhân gây khô miệng
- Phương pháp giải quyết
- Kết luận
Khô miệng có nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về các nguyên nhân phổ biến gây khô miệng và cách để khắc phục chúng
Nguyên nhân gây khô miệng
1) Hội chứng khô miệng (Dry Mouth)
Hội chứng khô miệng là tình trạng miệng dễ bị khô do lượng nước bọt tiết ra giảm. Điều này có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như gia tăng tuổi tác, căng thẳng, hay thói quen hít thở bằng miệng
Để khắc phục tình trạng này, bạn cần chú ý hít thở bằng mũi, ăn các loại đồ chua, và tập nhấn lưỡi vào mặt trong của má để kích thích tiết nước bọt.
2) Tác dụng phụ của thuốc
Một vài tác dụng phụ của thuốc cũng có thể làm giảm tiết nước bọt. Các loại thuốc phổ biến như thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau, thuốc chống bệnh Parkinson, thuốc hạ huyết áp, v.v., đều có khả năng gây ra tác dụng phụ này. Nếu bạn đang sử dụng những loại thuốc kể trên, thì có thể bạn đang gặp phải vấn đề về khô miệng do tác dụng phụ của thuốc.
3) Đường huyết cao
Đường huyết cao là tình trạng đường huyết vượt quá mức 250 mg/dl. Khi đường huyết cao, cơ thể sẽ cố gắng gia tăng lượng nước trong máu để hạ đường huyết, dẫn đến hiện tượng cảm thấy khát nước và khô miệng.
4) Hội chứng Sjögren
Hội chứng Sjögren là bệnh lý rối loạn khả năng tự miễn dịch và gây tổn thương cho cơ thể. Triệu chứng tiêu biểu của bệnh này là cảm giác khô ở vùng miệng và mắt. Đây không phải là một bệnh phổ biến, với tỉ lệ mắc phải chỉ khoảng 1/2000 người. Tuy nhiên, bệnh này ở phụ nữ lại phổ biến gấp 17 lần so với nam giới, đặc biệt là ở phụ nữ trong độ tuổi trung niên.
5) Thai kỳ
Khi mang thai, cơ thể cần nước không chỉ cho bản thân mà còn cho thai nhi. Do đó, phụ nữ khi mang thai thường cảm thấy dễ khát nước hơn so với bình thường. Ngoài ra, lượng hormone nữ Progesterone sẽ gia tăng khi mang thai. Ảnh hưởng của nó là làm cho cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, từ đó dẫn đến việc mất nước nhiều hơn từ cơ thể.
Phương pháp giải quyết
1. Bổ sung nước đều đặn
Điều quan trọng nhất là bổ xung một lượng nước đầy đủ cho cơ thể. Đừng đợi cho đến khi cảm thấy khát, mà hãy luôn uống nước một cách thường xuyên. Trong những tình huống không thể dễ dàng bổ sung nước, bạn có thể tham khảo các sản phẩm xịt miệng để giúp kích thích tiết nước bọt.
2. Nhai kỹ khi ăn
Việc nhai kỹ khi ăn cũng giúp kích thích tiết nước bọt, do vậy hãy tránh việc ăn quá nhanh, hoặc nhai không kỹ khi ăn. Trung bình, bạn nên nhai thức ăn từ 20-30 lần trước khi nuốt và thưởng thức bữa ăn của bình một cách chậm rãi.
3. Tập thể dục cho lưỡi
Bạn có thể kích thích tiết nước bọt bằng cách tập thể dục cho lưỡi. Di chuyển lưỡi lên xuống trong khoang miệng 10 lần, trái phải 10 lần, sau đó di chuyển theo vòng tròn theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ, mỗi bên 5 lần. Bài tập này sẽ giúp kích thích sự tiết nước bọt trong khoang miệng.
4. Hạn chế uống rượu và hút thuốc
Rượu có tác dụng kích thích cơ thể loại bỏ nước, trong khi thuốc lá gây ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh và làm giảm lượng nước bọt tiết ra. Vì vậy, nếu bạn đang mắc phải triệu chứng khô miệng, hãy cố gắng hạn chế uống rượu hay hút thuốc lá.
Tóm tắt
Khô miệng có nhiều nguyên nhân khác nhau. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn tìm ra nguyên nhân đúng với trường hợp của mình. Nếu cảm giác khô miệng kéo dài, đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe khác. Hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế, nếu việc áp dụng các phương pháp trên không giúp cải thiện tình trạng của bạn.