Kiến thức cơ bản về vô sinh và cách phòng tránh
Jul 25, 2024
Đối với những cặp vợ chồng đang mong muốn có thai, vô sinh chắc hẳn là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản về vô sinh cũng như cách để giúp bạn phòng tránh tối đa tình trạng này.
Mục lục
- Vô sinh là gì?
- Khi nào thì phụ nữ hết khả năng mang thai?
- Nguyên nhân gây vô sinh
- Cách để ổn định hormone
- Tổng kết
Vô sinh là gì?
Vô sinh thường được định nghĩa là tình trạng nam nữ không thể có thai sau hơn một năm duy trì quan hệ tình dục thường xuyên, mà không sử dụng biện pháp tránh thai.
Khi nào thì phụ nữ hết khả năng mang thai?
Bạn đã từng nghe nói đến những trường hợp phụ nữ mang thai và sinh con ở độ tuổi 40-50? Mặc dù điều này là hoàn toàn có thể xảy ra, thông thường, khả năng mang thai của phụ nữ sẽ dừng lại ở những năm 40 tuổi, nghĩa là khoảng 10 năm trước khi mãn kinh. Điều này có nghĩa là ở những năm 40-50 tuổi, mặc dù kinh nguyệt vẫn có thể đang tiếp diễn nhưng khả năng mang thai của phụ nữ khi này là vô cùng thấp.
Tại sao phụ nữ khó mang thai sau 40 tuổi?
Nguyên nhân khiến phụ nữ trở nên khó mang thai sau độ tuổi 40 là do số lượng các nang trứng nguyên thủy giảm. Nang trứng nguyên thủy là các nang trứng chưa phát triển, là tiền thân của tế bào trứng sau này. Khi số lượng nang nguyên thủy giảm, số lượng trứng trưởng thành cũng giảm theo, và làm giảm khả năng thụ thai.
Nguyên nhân gây vô sinh
Vô sinh thường bị quy chụp là do nguyên nhân từ phía nữ giới, tuy nhiên trên thực tế, nguyên nhân gây nên vô sinh từ nam và nữ giới chiếm tỉ lệ tương đương nhau, khoảng 50% mỗi bên. Do đó, đối với những cặp vợ chồng đang khó thụ thai, nguyên nhân có thể đến từ cả hai phía.
Nguyên nhân do nam giới
Vô sinh ở nam giới có thể do suy giảm số lượng và chất lượng của tinh trùng. Nguyên nhân chính của việc này bao gồm tuổi tác, gia tăng căng thẳng, và thói quen sinh hoạt không lành mạnh, dẫn tới suy giảm hormone nam (Testosterone). Điều này có thể được ngăn ngừa bằng cách khắc phục những nguyên nhân nêu trên.
Cách để ổn định hormone
Việc ổn định hormone ở cả nam giới và nữ giới là rất quan trọng trong quá trình chuẩn bị mang thai. Để cải thiện sự ổn định hormone nam, cần chú ý đảm bảo việc ăn uống cân bằng, tập thể dục vừa phải, giảm căng thẳng, và ngủ đủ giấc. Những điều này nghe thì có vẻ thật bình thường, nhưng đây lại chính là chìa khóa để đạt được sức khỏe tốt mà không một loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào có thể thay thế được. Nếu kiên trì cải thiện những yếu tố trên, chất lượng tinh trùng của nam giới có thể trở nên tốt hơn trong vòng 2 tuần.
Nếu nghi ngờ vô sinh
Nếu bạn đã cố gắng cải thiện những yếu tố trên nhưng vẫn không đạt được kết quả như mong muốn, hãy cân nhắc việc đi khám vô sinh. Cũng có những trường hợp phụ nữ mãn kinh ở trước tuổi 40, do đó hãy nhờ tới sự giúp đỡ của các bác sĩ để sớm tìm hiểu ra nguyên nhân.
Tổng kết
Trong quá trình chuẩn bị mang thai, việc các cặp vợ chồng lo lắng về nguy cơ vô sinh là điều dễ hiểu. Điều quan trọng nhất mà bạn có thể làm là duy trì một lối sống lành mạnh, và đi khám phụ khoa ngay khi có những dấu hiệu bất thường. Việc chuẩn bị để mang thai không chỉ là trách nhiệm của riêng phụ nữ, mà cần được thực hiện bởi cả hai vợ chồng. Hãy đặc biệt chú ý đến việc quản lý căng thẳng và điều chỉnh lối sống của cả hai để có một quá trình mang thai thuận lợi.