Nguyên Nhân Gây Nên Tình Trạng Đau Khớp

Jul 17, 2024

https://reliable-friends-900b141288.media.strapiapp.com/288e15_a43ad04beac24a76984d70ac23d2dc74_mv2_fe46f5a1d8.webp

Đau khớp là tình trạng đau xảy ra ở quanh các khớp như đầu gối, khuỷu tay, ngón chân, lưng dưới và cổ tay. Đau khớp có thể được chia thành hai loại: đau khớp kèm viêm và đau khớp không kèm viêm.


Đau khớp kèm viêm


Đau khớp kèm theo tình trạng viêm, không chỉ gây nên cảm giác đau đớn, mà vùng ảnh hưởng còn bị đỏ và sưng tấy. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu. Cơn đau kèm viêm có thể dẫn tới việc các khớp bị phá hủy, do đó cần được điều trị nhanh chóng. Các bệnh điển hình gây nên đau khớp kèm viêm bao gồm:

Đau khớp không kèm viêm

Nếu không đi kèm viêm, vùng bị ảnh hưởng sẽ hiếm khi chuyển sang màu đỏ hoặc có phản ứng khi xét nghiệm máu. Nguyên nhân thường do đau dây thần kinh hoặc đau cơ, và thường ít làm tổn thương tới khớp. Các bệnh đau khớp không kèm viêm điển hình có thể kể đến như:

Làm thế nào để ngăn ngừa đau khớp?

26.webp

Đau khớp cũng có thể xảy ra vì những lý do ngoài tầm kiểm soát của bạn, chẳng hạn như lão hóa, bệnh tật, hoặc chấn thương. Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó bạn có thể ngăn chặn sự khởi phát của bệnh bằng cách cẩn thận hơn trong sinh hoạt hàng ngày.


Một trong những điều quan trọng để ngăn ngừa đau khớp là việc duy trì cân nặng khỏe mạnh.


Thừa cân có thể trở thành nguyên nhân gia tăng căng thẳng cho khớp gối, khiến khớp bị biến dạng và tổn thương. Khi cơn đau bắt đầu xảy ra ở khớp gối, khả năng cử động của bạn sẽ bị hạn chế nghiêm trọng. Để phòng tránh điều này, hãy tìm hiểu về cân nặng phù hợp với chiều cao, độ tuổi của bạn và cố gắng duy trì ở mức cân nặng đó.

Ngoài ra, việc xây dựng cơ bắp xung quanh khớp cũng có thể giúp bảo vệ chúng. Tập squat (động tác đứng lên ngồi xuống), hoặc các bài tập tăng cường cơ mông, có thể giúp ngăn ngừa đau khớp. Ngoài ra các hình thức vận động khác như đi bộ, chạy bộ và bơi lội cũng đem lại hiệu quả.

Làm gì khi bị đau khớp?

Nếu bạn bị đau khớp, điều quan trọng trước tiên là xác định được nguyên nhân.

Bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn về tình trạng khớp hiện tại.

Một số cơn đau có thể xảy ra do các bệnh lý nghiêm trọng, cần được điều trị ngay lập tức, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh gút. Vì vậy, bạn không nên tự chẩn đoán, càng không nên tự tiện chữa trị, mà hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu khớp của bạn bị đau do lão hóa, béo phì, thiếu tập thể dục, v.v., bạn có thể giảm bớt gánh nặng lên khớp bằng cách tập thể dục điều độ, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hoặc đeo nẹp khớp.

Một khi sụn khớp đã bị mòn đi, nó sẽ không thể trở lại trạng thái ban đầu. Tuy nhiên, bằng cách gắn giá đỡ hoặc sụn giả, bạn có thể cải thiện được khả năng đi lại và vận động của mình.