Phải Làm Sao Khi Bạn Lỡ Ăn Quá Nhiều?

Jul 17, 2024

https://reliable-friends-900b141288.media.strapiapp.com/94262c_c2197b0f45a6458dbdf7b6b060360d2f_mv2_4a998dcc5c.webp

Mục lục

  • Đó có thể là chứng cuồng ăn
  • Dấu hiệu nhận biết của chứng cuồng ăn
  • Nguyên nhân dẫn tới cuồng ăn
  • Phòng ngừa việc cuồng ăn quá độ
  • Thư giãn tinh thần cũng rất quan trọng

Đó có thể là chứng cuồng ăn

Cuồng ăn là cảm giác thèm ăn, dẫn tới tiêu thụ một lượng thức ăn nhiều hơn bình thường. Điều này khác với cảm giác thèm ăn khi đói hoặc sau khi vận động mạnh. Tình trạng này kéo dài sẽ trở thành chứng ăn vô độ, là một loại bệnh mãn tính cần phải được lưu ý.

Dấu hiệu nhận biết của chứng cuồng ăn

Để biết xem mình có đang mắc phải chứng cuồng ăn hay không, bạn có thể kiểm tra các dấu hiệu sau ở bản thân:

Chỉ số BMI trên 25

Ăn uống quá độ thường dẫn tới việc tăng cân và điều này sẽ được phản ánh qua chỉ số BMI cao. Tuy nhiên, cân nặng cao ở một số người cũng có thể không phải do thói quen ăn uống mà do các nguyên nhân khác chẳng hạn như bệnh lý hay thể chất tự nhiên.

Luôn cảm thấy thèm ăn

Ngay cả khi đã ăn đủ 3 bữa trong một ngày, những người mắc chứng cuồng ăn thường không cảm thấy thỏa mãn sau các bữa ăn của mình. Họ luôn cảm thấy thèm ăn và có suy nghĩ muốn ăn thêm.

Cố tình nôn sau khi ăn quá nhiều

Ở một số trường hợp, có thể xuất hiện hành vi cố tình khiến cơ thể nôn ra, để bù trừ sau khi đã lỡ ăn quá nhiều. Đây được gọi là chứng ăn ói, hay Bulimia nervosa, là một tình trạng vô cùng nghiêm trọng nếu nó trở thành thói quen.

Nguyên nhân dẫn tới cuồng ăn

Các nguyên nhân chính dẫn tới việc cuồng ăn quá độ bao gồm:

Bệnh cuồng ăn tâm thần

Đây là một loại rối loạn ăn uống, trong đó người bệnh không thể kiểm soát được sự thèm ăn của mình, dẫn tới những hành vi như ăn một lượng lớn thức ăn hoặc ăn kéo dài trong nhiều giờ đồng hồ. Sau đó, họ thường có suy nghĩ phải bù đắp lại việc ăn quá nhiều qua những hành động như uống thuốc nhuận tràng, móc họng để nôn, nhịn ăn hoặc tập thể dục quá độ.

Bệnh trầm cảm

Các triệu chứng thường thấy ở trầm cảm bao gồm cảm giác bất an, lo lắng, chán nản, khó ngủ, hay thậm chí là chán ăn. Tuy nhiên, ở một vài trường hợp không điển hình, người mắc bệnh trầm cảm có thể gặp phải triệu chứng cuồng ăn vô độ.

Hậu quả của việc ăn kiêng

Cơ thể bị thiếu dinh dưỡng và thâm hụt năng lượng do ăn kiêng kéo dài sẽ phản ứng lại bằng cách gia tăng cảm giác thèm ăn, hoặc không cảm thấy no khi ăn.

Do ảnh hưởng của mang thai

Ốm nghén khi mang thai có xu hướng gây buồn nôn và chán ăn. Tuy nhiên, ở một số thai phụ có thể xảy ra điều ngược lại, và họ thường ăn quá nhiều do không thích cảm giác bụng rỗng.

Phòng ngừa việc cuồng ăn quá độ

Việc ép bản thân phải kìm nén cảm giác thèm ăn có thể khiến bạn căng thẳng và cảm thấy tội lỗi mỗi khi lỡ ăn quá nhiều. Thay vào đó, bạn nên tập trung vào việc thay đổi thói quen ăn uống, để giúp cơ thể cảm thấy no sau bữa ăn chính. Hãy áp dụng ngay 3 cách sau đây

Thêm vào đó, nên ăn những thực phẩm giàu protein, ít chất béo, ít carbohydrate, và giàu chất xơ. Hãy chủ động kết hợp vào bữa ăn của bạn các loại thực phẩm như đậu phụ, trứng luộc, bắp cải, hoặc ức gà.

Thư giãn tinh thần cũng rất quan trọng

Khi cảm giác thèm ăn tăng lên, hãy thư giãn bằng cách tập thể dục, giãn cơ, hoặc tập yoga để cân bằng hệ thần kinh tự trị. Khi hệ thống thần kinh giao cảm hoạt động, cảm giác đói sẽ được giảm bớt.

Khi bạn tắm nước nóng hoặc thư giãn với mùi hương yêu thích, tâm trí sẽ được xoa dịu, và khi này Serotonin sẽ dễ được tiết ra hơn. Serotonin ngoài là hormone đem lại cảm giác hạnh phúc, còn có tác dụng ức chế sự thèm ăn.

Hãy sử dụng bài viết này như một tài liệu tham khảo và áp dụng những phương pháp mà bạn cảm thấy phù hợp!