Giải Quyết Tình Trạng Đau Vai Do Kinh Nguyệt

Jul 26, 2024

https://reliable-friends-900b141288.media.strapiapp.com/448_with_bgc_d90006f08a.png

Đau vai ở phụ nữ có thể xảy ra do ảnh hưởng của kinh nguyệt. Bài viết này sẽ giải thích nguyên nhân tại sao điều này lại xảy ra, và giới thiệu một số phương pháp giảm đau hiệu quả. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng đau vai mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt thì hãy tham khảo ngay nhé!

Mục lục

  • Nguyên nhân gây đau vai trong kỳ kinh nguyệt
  • Cách giảm đau hiệu quả
  • Kết luận

Nguyên nhân gây đau vai trong kỳ kinh nguyệt

Do ảnh hưởng của hormone

Trong giai đoạn hoàng thể trước kỳ kinh nguyệt, lượng hormone estrogen giảm và lượng hormone progesterone tăng. Điều này khiến cho máu tập trung nhiều hơn quanh vùng xương chậu, và làm giảm lượng máu vận chuyển đến những bộ phận khác. Khi máu và oxy không được vận chuyển đầy đủ đến phần cổ và lưng, các cơ ở vùng này sẽ dễ trở nên mệt mỏi, gây nên tình trạng đau vai.

Do thiếu máu

Trong kỳ kinh nguyệt, cơ thể mất nhiều máu do phải đào thải máu kinh ra ngoài. Điều này có thể gây nên tình trạng thiếu máu và tuần hoàn máu kém, làm cho việc vận chuyển máu và oxy đến vùng đầu và vai trở nên khó khăn hơn.


Cách giảm đau hiệu quả

Bấm Huyệt

Có ba huyệt đạo có thể đem lại hiệu quả trong việc làm giảm đau vai:

  • Huyệt Trung Phủ: Nằm dưới đầu xương đòn ngoài, cách một ngón tay. Bạn kích thích huyệt này bằng cách dùng ngón tay ấn nhẹ cho đến khi cảm thấy hơi đau ở mức dễ chịu.
  • Huyệt Thiên Trụ: Nằm ở phía ngoài của xương cổ to, gần chân tóc. Ấn nhẹ bằng ngón tay cái.
  • Huyệt Thủ Tam Lý: Nằm trên cổ tay, cách đầu ngoài của nếp gấp khuỷu tay ba ngón tay khi cánh tay gập lại. Hiệu quả trong việc làm giảm mệt mỏi các cơ quanh cổ.

Bổ sung chất sắt

Để ngăn ngừa thiếu máu, bạn hãy tích cực bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt. Có hai loại chất sắt là “sắt heme” và “sắt nonheme”, trong đó sắt heme có tỷ lệ hấp thu cao hơn gấp 2-3 lần. Tuy nhiên, bạn cũng có thể làm tăng cường sự hấp thụ sắt nonheme bằng cách chế biến và kết hợp chung với vitamin C hoặc axit citric. Những chất dinh dưỡng nói trên có nhiều trong các loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu sắt heme: thịt đỏ, gan, cá.
  • Thực phẩm giàu sắt non-heme: rau xanh, đậu, ngũ cốc.
  • Thực phẩm giàu vitamin C và axit citric: cam, chanh, dâu tây

Dãn Người

Dưới đây là hai động tác giãn người có thể giúp làm giảm đau vai:

  • Kéo Dãn Vai: Gập khuỷu tay, đặt tay lên vai, rồi từ từ xoay khuỷu tay theo thứ tự lên trên, ra sau, và ra trước năm lần. Khi thực hiện, bạn lưu ý dừng lại một chút ở mỗi vị trí để đạt được hiệu quả kéo căng các cơ ở vai.
443_with_bgc.png
  • Kéo Dãn Cổ: Dùng tay trái giữ lấy phần bên phải của đầu, và kéo nghiêng về bên trái. Giữ ở tư thế này và thực hiện hít thở sâu trong 15 giây, sau đó đổi bên và thực hiện động tác tương tự.
444_with_bgc.png

Làm Ấm Cơ Thể

Việc làm ấm có tác dụng giúp cải thiện lưu thông máu và làm giảm căng cứng ở vai. Bạn có thể dùng gạc nóng hoặc khăn ấm để làm ấm vai từ bên ngoài. Ngoài ra, việc tắm nước nóng ở 38-40℃ trong khoảng 15 phút, cũng có thể đem lại hiệu quả làm ấm từ bên trong. Điều này không chỉ giúp giảm đau vai, mà còn có tác dụng trong việc cải thiện tình trạng bị lạnh người hoặc phù nề.

408_with_bgc.png

Bổ Sung Thực Phẩm Từ Đậu Nành

Isoflavone là chất được tìm thấy trong hạt đậu nành, có tác dụng tương tự như estrogen, và do đó có thể giúp cân bằng hormone trong cơ thể. Hãy tích cực bổ sung thêm các thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành vào bữa ăn hàng ngày của bạn để cải thiện tình trạng đau vai.


Kết Luận

Đau vai trong kỳ kinh nguyệt xảy ra do 2 nguyên nhân chính, bao gồm thay đổi về mặt hormone và thiếu máu. Do đó, để cải thiện tình trạng này, bạn nên tập trung vào việc điều chỉnh hormone và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Hãy thử áp dụng những phương pháp được gợi ý ở trên. Nếu tình trạng đau vai vẫn không thuyên giảm, thì có khả năng bạn đang mắc phải những bệnh lý nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như lạc nội mạc tử cung. Trong trường hợp này, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị một cách phù hợp.