Vì Sao Phụ Nữ Dễ Bị Đau Vai?

Jul 26, 2024

https://reliable-friends-900b141288.media.strapiapp.com/437_with_bgc_744f6c8527.png

Đau vai là một trong những vấn đề mà nhiều phụ nữ phải đối mặt. Thực tế là có nhiều đặc điểm cơ thể khiến cho phụ nữ dễ gặp phải vấn đề này. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải thích về những nguyên nhân gây ra đau vai ở phụ nữ, những triệu chứng có liên quan, và cách để khắc phục tình trạng đau vai.


Mục lục

  • Nguyên nhân gây đau vai đặc trưng ở phụ nữ
  • Các triệu chứng khác do đau vai gây ra
  • Cách làm giảm đau vai
  • Kết luận

Nguyên nhân gây đau vai đặc trưng ở phụ nữ

Ảnh Hưởng Của Hormone Nữ

Hormone nữ estrogen có liên quan mật thiết đến độ đàn hồi của mạch máu. Khi lượng estrogen suy giảm, mạch máu dễ trở nên cứng, và dẫn tới lưu thông máu kém. Đặc biệt là trong giai đoạn hoàng thể (giai đoạn từ sau khi rụng trứng đến khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt) và tiền mãn kinh, lượng estrogen tiết ra sẽ giảm dần, dẫn đến lưu thông máu kém và dễ gây nên tình trạng đau cứng vai.

Lượng Cơ Bắp Ít

Thông thường, lượng cơ bắp ở phần thân trên của phụ nữ chỉ bằng khoảng 50% so với nam giới, nghĩa là cơ thể phụ nữ sẽ phải gánh chịu trọng lượng của đầu và ngực với lượng cơ ít hơn. Điều này có thể dẫn tới gia tăng gánh nặng lên phần cổ và vai ở nữ giới, khi so sánh với nam giới.

Thời Gian Dành Cho Việc Nhà

Phụ nữ thường dành nhiều thời gian hơn cho việc dọn dẹp nhà cửa và chăm sóc con nhỏ. Việc thường xuyên thực hiện những công việc nhà trong thế cúi người có thể khiến cho lưu thông máu ở phần vai và cổ trở nên kém đi, từ đó dẫn tới đau vai mãn tính.

438_with_bgc.png

Các triệu chứng khác do đau vai gây ra

Khi đau vai trở nên nghiêm trọng, nó có thể gây nên các triệu chứng khác như buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, da mặt nhăn và chảy xệ, hoặc làm ảnh hưởng xấu tới tư thế. Nếu tình trạng này tiếp diễn lâu ngày, có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh tự trị, dẫn đến rối loạn hệ thần kinh hoặc hoặc chí là bệnh trầm cảm.

Nếu bạn cảm thấy đau vai xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, đau lệch về một bên, hoặc đau đi kèm theo các triệu chứng nói trên, thì có khả năng bạn đang mắc phải một bệnh lý khác chứ không chỉ là đau vai đơn thuần.

439_with_bgc.png

Ngoài ra, mắt và răng cũng có mối liên quan mật thiết với cổ và vai. Vì vậy, việc đeo kính không phù hợp hoặc các vấn đề về răng miệng cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới đau vai. Nếu cảm thấy lo lắng, bạn hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn cụ thể về nguyên nhân gây nên tình trạng đau vai của mình.


Cách làm giảm đau vai

Bấm Huyệt

Có ba huyệt đạo có thể đem lại hiệu quả trong việc làm giảm đau vai:

  • Huyệt Trung Phủ: Nằm dưới đầu xương đòn ngoài, cách một ngón tay. Bạn kích thích huyệt này bằng cách dùng ngón tay ấn nhẹ cho đến khi cảm thấy hơi đau ở mức dễ chịu.
  • Huyệt Thiên Trụ: Nằm ở phía ngoài của xương cổ to, gần chân tóc. Ấn nhẹ bằng ngón tay cái
  • Huyệt Thủ Tam Lý: Nằm trên cổ tay, cách đầu ngoài của nếp gấp khuỷu tay ba ngón tay khi cánh tay gập lại. Hiệu quả trong việc làm giảm mệt mỏi các cơ quanh cổ.

Dãn Người

Dưới đây là hai động tác giãn người có thể giúp làm giảm đau vai:

  • Kéo Dãn Vai: Gập khuỷu tay, đặt tay lên vai, rồi từ từ xoay khuỷu tay theo thứ tự lên trên, ra sau, và ra trước năm lần. Khi thực hiện, bạn lưu ý dừng lại một chút ở mỗi vị trí để đạt được hiệu quả kéo căng các cơ ở vai.
443_with_bgc.png
  • Kéo Dãn Cổ: Dùng tay trái giữ lấy phần bên phải của đầu, và kéo nghiêng về bên trái. Giữ ở tư thế này và thực hiện hít thở sâu trong 15 giây, sau đó đổi bên và thực hiện động tác tương tự.
444_with_bgc.png

Làm Ấm Cơ Thể

Việc làm ấm có tác dụng giúp cải thiện lưu thông máu và làm giảm căng cứng ở vai. Bạn có thể dùng gạc nóng hoặc khăn ấm để làm ấm vai từ bên ngoài. Ngoài ra, việc tắm nước nóng ở 38-40℃ trong khoảng 15 phút, cũng có thể đem lại hiệu quả làm ấm từ bên trong. Điều này không chỉ giúp giảm đau vai, mà còn có tác dụng trong việc cải thiện tình trạng bị lạnh người hoặc phù nề.

408_with_bgc.png

Kết Luận

Đau vai mãn tính là bệnh rất khó để điều trị dứt điểm. Khi triệu chứng đau vai trở nên nghiêm trọng, nó có thể gây ra buồn nôn và làm ảnh hưởng đến các sinh hoạt hàng ngày của bạn. Hãy áp dụng thử các phương pháp giảm đau được gợi ý ở trên. Nếu tình trạng đau vai vẫn không được cải thiện, bạn có thể tìm đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị.