Đau Lưng Trước Kỳ Kinh Nguyệt Có Phải Là Triệu Chứng Của PMS?

Jul 17, 2024

https://reliable-friends-900b141288.media.strapiapp.com/article33_1_ab52a71563.webp

Nếu cơn đau lưng (thường là đau thắt lưng) đột nhiên xuất hiện ngay trước kỳ kinh nguyệt, đó có thể là triệu chứng của PMS.

Mục lục

Đau lưng do ảnh hưởng của PMS

Tại sao đau lưng xảy ra trước kỳ kinh nguyệt?

Các triệu chứng khác của PMS

Phòng ngừa đau lưng

Đau lưng do ảnh hưởng của PMS

Nguyên nhân của PMS (Hội chứng tiền kinh nguyệt) vẫn chưa được tìm ra một cách rõ ràng. Tuy nhiên, việc hai hormone là Estrogen và Progesterone giảm nhanh trong giai đoạn hoàng thể và giai đoạn tiền kinh nguyệt, được cho là có liên quan đến các triệu chứng của PMS.

Các triệu chứng của PMS có thể bắt đầu xuất hiện ở tuổi dậy thì, khi bắt đầu có kinh nguyệt, và có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn cùng với tuổi tác.


Các triệu chứng dễ gặp phải ở độ tuổi 20 là trầm cảm, ở độ tuổi 30 là cáu kỉnh, dễ nổi giận, đồng thời xuất hiện các cơn đau về thể chất như đau đầu, đau thắt lưng, hoặc đau bụng.


Nghiên cứu cho rằng, mức độ ảnh hưởng của nội tiết tố nữ thay đổi tùy theo từng giai đoạn của cuộc đời, do đó các triệu chứng PMS cũng không cố định, mà thay đổi cùng với tuổi tác.

Tại sao đau lưng xảy ra trước kỳ kinh nguyệt?

Nguyên nhân① Lưu thông máu kém


Trước kỳ kinh nguyệt, hormone Prostaglandin được tiết ra có tác dụng kích thích co bóp tử cung. Điều này nhằm giúp máu kinh được thoát ra ngoài một cách thuận lợi trong gian kinh nguyệt.


Khi cơ thể xác định rằng bạn đang không mang thai, Prostaglandin sẽ được tiết ra nhiều hơn để kích thích co bóp tử cung. Khi đó, tử cung sẽ bị thu hẹp lại, dẫn đến lưu thông máu kém. Máu lưu thông kém sẽ bị ứ đọng và tích tụ ở trạng thái cô đặc, là nguyên nhân dẫn đến cảm giác nặng nề ở vùng eo và thắt lưng.


Những người dễ bị lạnh hoặc dễ cảm thấy căng thẳng có xu hướng tiết ra nhiều Prostaglandin hơn, khiến cho tình trạng đau lưng càng trở nên trầm trọng.


Nguyên nhân② Xương chậu mất ổn định


Trước kỳ kinh nguyệt, hormone Relaxin được tiết ra có tác dụng mở rộng xương chậu để hỗ trợ việc sinh nở. Trong quá trình giãn ra, xương chậu sẽ tạm thời rơi vào trạng thái mất ổn định. Lúc này, xương chậu phải nhờ đến các xương khớp ở xung quanh để thực hiện thay một vài một vài chức năng mà nó vốn đang đảm nhiệm. Các xương khớp xung quanh do phải thực hiện một khối lượng công việc lớn hơn bình thường, có thể trở nên quá tải và gây cảm giác đau.

Các triệu chứng khác của PMS

Các triệu chứng của PMS rất đa dạng, tuy nhiên chúng có thể được chia thành 3 nhóm sau

Phòng ngừa đau lưng

Đau lưng dễ xảy ra hơn ở những ai hay ngồi, hoặc đứng làm việc ở cùng một tư thế trong thời gian dài. Việc lười vận động cũng có thể làm tăng khả năng bị đau lưng.

1) Tập luyện cơ bắp


Để ngăn ngừa đau lưng, bạn nên tập luyện ba nhóm cơ: cơ thẳng bụng, cơ thắt lưng và cơ vuông thắt lưng.


Bạn có thể tập luyện cho các nhóm cơ này bằng cách thực hiện động tác sau: nằm ngửa, co hai đầu gối, từ từ nâng phần thân trên lên hết cỡ, và giữ nguyên ở tư thế đó trong vòng 5 giây.


2) Di chuyển cơ thể


Bạn nên di chuyển cơ thể để tránh việc ngồi hoặc đứng ở cùng một tư thế trong thời gian dài. Nếu không thể đứng lên vận động, ít nhất hãy chú ý tới việc thay đổi tư thế thường xuyên.


3) Ý thức về tư thế


Việc rèn luyện tư thế ngồi đúng cũng có tác dụng ngăn ngừa đau lưng.


Ngồi gù lưng, hoặc quá nhô mông ra có thể dẫn tới đau lưng. Tư thế ngồi đúng là hãy giữ thẳng lưng, và ngồi sao cho phần từ cổ đến lưng dưới tạo thành hình chữ S một cách tự nhiên.


Khi ngồi trên ghế, nên ngồi sâu, sao cho mông tiếp xúc gần với tựa lưng, duỗi thẳng lưng đồng thời hơi hóp bụng.


Khi nâng vật nặng, hãy cúi người xuống và hạ thấp hông để tránh việc khom lưng.


Làm gì khi bị đau lưng?


Nếu bạn bị đau lưng, hãy thử vặn lưng sang hai bên khi ngồi trên ghế, hoặc thực hiện các động tác duỗi lưng trên mặt sàn.


Nếu cơn đau không thuyên giảm mặc dù đã thử mọi cách khắc phục, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.