PMS Cũng Có Thể Xuất Hiện Trong Giai Đoạn Rụng Trứng?!
Jul 16, 2024
PMS (Premenstrual syndrome) hay “Hội chứng tiền kinh nguyệt” là tập hợp các triệu chứng thay đổi về mặt tinh thần và thể chất, xảy ra trong khoảng từ 3 đến 10 ngày trước khi có kinh nguyệt. Các triệu chứng này thường giảm nhẹ hoặc biến mất hoàn toàn khi bắt đầu hành kinh. Tuy nhiên, tùy theo cơ địa mỗi người mà thời điểm xảy ra PMS, triệu chứng và thời gian kéo dài là khác nhau.
Mục lục
4 thời điểm khởi phát PMS
Dấu hiệu của PMS
Nguyên nhân xảy ra PMS
Đừng nhầm lẫn giữa “Thống kinh” và PMS
Khám phụ khoa khi cần
4 thời điểm khởi phát PMS
PMS xuất hiện với các triệu chứng khó chịu về mặt thể chất lẫn tinh thần, có thể khởi phát tại các thời điểm khác nhau như:
Dấu hiệu của PMS
Để biết được mình có đang gặp phải các triệu chứng của PMS hay không, bạn cần chú ý theo dõi và cảm nhận sự thay đổi của cơ thể tại các thời điểm khác nhau trong tháng. Nếu bạn gặp phải các triệu chứng giống nhau, và lặp lại tại cùng thời điểm trong 2 chu kỳ liên tiếp trở lên, đó có thể là dấu hiệu của PMS.
Các triệu chứng của PMS có thể được chia thành hai loại: triệu chứng về mặt tinh thần và triệu chứng về mặt thể chất.
Nguyên nhân xảy ra PMS
Còn nhiều điều chưa được biết rõ về nguyên nhân của PMS, tuy nhiên phần lớn được cho là do ảnh hưởng bởi những thay đổi trong nội tiết tố nữ.
Trong giai đoạn hoàng thể (giai đoạn từ rụng trứng đến kinh nguyệt), một lượng lớn Estrogen (hormone nang trứng) và Progesterone (hormone hoàng thể) sẽ được tiết ra. Trong đó, Progesterone là hormone có xu hướng gây ra các triệu chứng như phù nề và đau ngực.
Ngoài nguyên nhân đến từ thay đổi nội tiết tố, triệu chứng của một số phụ nữ có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu họ có những thói quen sinh hoạt không lành mạnh hay tích tụ nhiều căng thẳng hàng ngày.
Do đó, PMS không chỉ đến từ một nguyên nhân, mà có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng lẫn nhau, gây nên các triệu chứng của PMS.
Đừng nhầm lẫn giữa “Thống kinh” và PMS
Thống kinh là hiện tượng xảy ra trong kỳ kinh nguyệt, khi tử cung phải co bóp để tống máu ra ngoài. Do đó, trong quá trình hành kinh, phần lớn phụ nữ sẽ cảm thấy đau tức phần bụng dưới, đi kèm cảm giác mệt mỏi. Ngoài ra, thống kinh cũng có thể bao gồm các triệu chứng như buồn nôn, nhức đầu, suy nhược, chán ăn, tiêu chảy và trầm cảm. Các triệu chứng của thống kinh khá giống, và do đó dễ gây nhầm lẫn với hội chứng PMS, tuy nhiên 2 bệnh lý này đến từ những nguyên nhân hoàn toàn khác nhau.
Thống kinh xuất hiện do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ Prostaglandin được giải phóng ra từ nội mạc tử cung. Thống kinh cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng hơn như lạc nội mạc tử cung hay u xơ tử cung (thường gặp nhất ở phụ nữ 20-40 tuổi).
Khám phụ khoa khi cần
Có nhiều thời điểm khởi phát khác nhau của PMS, bao gồm khả năng PMS xảy ra trong thời gian rụng trứng. Nếu các triệu chứng này tồn tại trong thời gian dài, hoặc trở nên nghiêm trọng kể cả khi đã bước sang kỳ kinh nguyệt, đó có thể là dấu hiệu của những bệnh lý khác như lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung. PMS là hội chứng thông thường mà nhiều phụ nữ gặp phải, tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy lo lắng về sức khỏe của mình thì đừng chần chừ mà hãy tham khảo ngay ý kiến của các bác sĩ phụ khoa.