Cách Dùng Thuốc Giảm Đau Đúng Cách Trong Thời Kỳ Kinh Nguyệt

Jul 23, 2024

https://reliable-friends-900b141288.media.strapiapp.com/134_2c537e14e1.webp

Mục lục

  • Dùng thuốc để giảm đau kinh nguyệt và PMS
  • Khi nào nên sử dụng thuốc giảm đau?
  • Cách chọn thuốc giảm đau theo từng triệu chứng
  • Kết luận

Việc phụ nữ bị đau bụng dữ dội, đau lưng, hoặc đau đầu trong thời kỳ kinh nguyệt không phải là chuyện hiếm gặp. Tuy nhiên, một số người cố gắng chịu đựng cơn đau, vì họ lo lắng việc sử dụng thuốc giảm đau quá liều có thể dẫn tới tình trạng nhờn thuốc. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về cách dùng đúng của thuốc giảm đau cũng như những lưu ý cần thiết khi sử dụng chúng.


Dùng thuốc để giảm đau kinh nguyệt và PMS

Việc sử dụng thuốc để giảm đau kinh nguyệt và các triệu chứng PMS cũng được khuyên dùng bởi các bác sĩ. Nói đến đây, có thể một số bạn sẽ lo lắng rằng “Nếu uống thuốc mỗi lẫn bị đau, cơ thể dẫn quen với điều đó và trở nên nhờn thuốc”. Tuy nhiên, chỉ cần bạn chú ý uống thuốc đúng theo hướng dẫn và đúng liều lượng thì sẽ không có bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào lên cơ thể.

Ngược lại, việc cố gắng chịu đựng những cơn đau có thể gây cản trở đến cuộc sống hàng ngày, đồng thời tạo gánh nặng về mặt tinh thần cho bạn. Vì vậy, hãy yên tâm sử dụng thuốc giảm đau khi cần thiết.

Khi nào nên sử dụng thuốc giảm đau?

Nên dùng thuốc trước khi cơn đau trở nên nghiêm trọng.

Cơn đau kinh nguyệt là do Prostaglandin tiết ra quá nhiều, khiến tử cung co bóp, nhằm đẩy nội mạc tử cung và máu kinh ra khỏi cơ thể. Thuốc giảm đau có tác dụng ức chế sự tiết ra Prostaglandin, từ đó đem lại hiệu quả giảm đau.

Tuy nhiên, nếu bạn uống thuốc sau khi cơn đau đã trở nên nghiêm trọng, lúc này Prostaglandin đã được tiết ra, và việc dùng thuốc có thể không còn đem lại tác dụng ức chế sản sinh Prostaglandin, từ đó cũng mất đi hiệu quả giảm đau. Nếu cơn đau kinh nguyệt của bạn thường xuất hiện cùng với những dấu hiệu báo trước, ví dụ như cảm thấy nặng nề ở phần thắt lưng, bạn nên sử dụng thuốc ngay khi cảm thấy những dấu hiệu này.

Cách chọn thuốc giảm đau theo từng triệu chứng

Hầu hết tất cả các loại thuốc giảm đau không cần kê đơn thường được dán nhãn chung là có hiệu quả đối với “cơn đau kinh nguyệt”. Tuy nhiên, bạn nên chọn những loại thuốc khác nhau, tùy thuộc vào mức độ đau cũng như triệu chứng cụ thể mà bạn gặp phải. Hãy tham khảo những thông tin dưới đây:

Loxoprofen có tác dụng giảm đau nói chung

Thuốc giảm đau có chứa thành phần Loxoprofen có hiệu quả trong việc cải thiện nhiều triệu chứng đau khác nhau, bao gồm cả đau do kinh nguyệt. Đây là thành phần có trong loại thuốc giảm đau nổi tiếng “Loxonin S”. Thuốc giảm đau có chứa Loxoprofen có thể mua được tại các hiệu thuốc, nhưng cần phải có dược sĩ kê đơn. Ngoài ra, thuốc giảm đau có chứa Loxoprofen chỉ sử dụng được với những người từ 15 tuổi trở lên.

Sử dụng thuốc có thành phần an thần nếu cảm thấy bực bội, khó chịu

Nếu ngoài cơn đau, bạn còn cảm thấy bực bội, khó chịu, chúng tôi khuyên bạn nên dùng thuốc giảm đau có chứa thành phần an thần và gây buồn ngủ. Đau đi kèm cảm giác bực bội, khó chịu thường xuất hiện trong hoặc trước kỳ kinh nguyệt, do đó đây có thể là loại thuốc phù hợp dành cho thời kỳ này,

Tuy nhiên, do thuốc có thể gây buồn ngủ như một tác dụng phụ, bạn cần cân nhắc thời gian và địa điểm phù hợp để uống thuốc, chẳng hạn như không uống trước khi lái xe. Nên dùng thuốc khi bạn có đủ thời gian để ngủ và nghỉ ngơi, chẳng hạn như vào những ngày nghỉ.

Trẻ em dưới 15 tuổi nên dùng thuốc có thành phần chính là Acetaminophen

Kinh nguyệt có thể bắt đầu sớm nhất ở bé gái 10 tuổi. Do đó nếu đang trong độ tuổi từ 10 đến 15 và bị đau kinh nguyệt, hãy sử dụng thuốc giảm đau có thành phần chính là Acetaminophen. Thuốc có tác dụng nhẹ, không gây căng thẳng cho cơ thể, và có thể được sử dụng bởi mọi lứa tuổi.

  • Nhiều loại thuốc giảm đau có tác dụng phụ là gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Vì vậy, cần tránh dùng thuốc khi bụng đói và nên uống thuốc với nước ấm.
  • Khi dùng thuốc lần đầu tiên, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Nếu bạn thuộc nhóm chống chỉ định, vui lòng không sử dụng thuốc và tham khảo thêm ý kiến ​​​​của bác sĩ.

Kết Luận

Những cơn đau kinh nguyệt dữ dội cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh phụ khoa tiềm ẩn như lạc nội mạc tử cung, hoặc u xơ tử cung. Trong trường các triệu chứng đau trở nên nghiêm trọng tới mức bạn không thể di chuyển nếu không uống đủ liều thuốc giảm đau, vui lòng tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ phụ khoa. Cùng với thuốc giảm đau, bạn có thể tham khảo thêm các loại thuốc đông y, thuốc tránh thai liều thấp, v.v., cũng có tác dụng cải thiện các triệu chứng đau do kinh nguyệt.