Tại Sao Bạn Buồn Ngủ Nhiều Hơn Trong Thời Gian Kinh Nguyệt?
Jul 17, 2024
Mục lục
- Nguyên nhân gây buồn ngủ
- Cải thiện chất lượng giấc ngủ
- Đối phó với cơn buồn ngủ
Nguyên nhân gây buồn ngủ
① Thay đổi cân bằng nội tiết tố
Hai loại nội tiết tố nữ là Progesterone và Estrogen được tiết ra trong cơ thể trong xuyên suốt chu kỳ kinh nguyệt. Thông thường, rất nhiều Progesterone được tiết ra xung quanh giai đoạn rụng trứng và trước giai đoạn kinh nguyệt, ngược lại rất nhiều Estrogen được tiết ra trong giai đoạn kinh nguyệt cho đến lần rụng trứng tiếp theo.
Đặc biệt, Progesterone là chất có tác dụng gây nên cảm giác buồn ngủ, và ảnh hưởng của nó có thể kéo dài trong suốt kỳ kinh nguyệt.
Ngoài ra, trong thời gian kinh nguyệt, não bộ cũng dễ trở nên căng thẳng, từ đó suy giảm chức năng điều tiết hormone và có thể tiết ra quá nhiều Progesterone.
② Thân nhiệt cơ bản
Thân nhiệt cơ bản ở phụ nữ thay đổi dựa theo chu kỳ kinh nguyệt. Bạn có thể kiểm tra thân nhiệt cơ bản bằng cách đo nhiệt độ ngay sau khi thức dậy, trong tư thể nằm yên và không cử động.
Thân nhiệt cơ bản thay đổi theo hai giai đoạn: giai đoạn nhiệt độ thấp trước khi rụng trứng và giai đoạn nhiệt độ cao sau khi rụng trứng. Trước và trong giai đoạn kinh nguyệt, nhiệt độ cơ thể giảm xuống thấp sẽ khiến bạn dễ cảm thấy uể oải, mệt mỏi, và thiếu tỉnh táo.
③ Thiếu máu
Trong thời kỳ kinh nguyệt, máu từ khắp cơ thể sẽ ưu tiên dồn về tử cung để máu kinh được thoát ra ngoài một cách thuận lợi. Điều này có thể gây ra tình trạng thiếu máu tạm thời tại các bộ phận khác trên cơ thể. Khi máu và oxy không được vận chuyển đầy đủ lên não, hoạt động của não sẽ suy giảm, từ đó làm giảm khả năng phán đoán và gây nên cảm giác buồn ngủ.
Cải thiện tình trạng giấc ngủ
Để tránh cảm giác buồn ngủ vào ban ngày, cần đảm bảo việc ngủ ngon và ngủ đủ giấc vào ban đêm để giúp não bộ cũng như cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ. Những lưu ý để cải thiện chất lượng giấc ngủ bao gồm:
Để đáp ứng bốn yếu tố trên, cách bạn dành thời gian trước khi đi ngủ là vô cùng quan trọng. Sau đây là chu trình bạn nên tuân theo để có được chất lượng giấc ngủ tốt nhất:
BƯỚC 1: Tắm nước nóng ở nhiệt độ 39-40°C trong 10-15 phút
BƯỚC 2: Sau khi tắm, thực hiện một số động tác giãn cơ nhẹ để thư giãn đầu óc và cơ thể
BƯỚC 3: Tắt đèn hoặc chuyển sang sử dụng đèn ngủ khoảng 30 phút trước khi đi ngủ
Bạn cũng có thể sử dụng thêm tinh dầu hoặc nến thơm trong phòng để làm tăng hiệu quả thư giãn.
Đối phó với cơn buồn ngủ
Nếu thường xuyên cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày, bạn có thể cho phép mình chợp mắt khoảng 30 phút vào giờ nghỉ trưa để giảm bớt cơn buồn ngủ đồng thời giúp não bộ được nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu cơn buồn ngủ đến một cách bất chợt hoặc nếu bạn đang ở nơi làm việc và không có thời gian để chợp mắt, hãy thử những phương pháp sau:
- Nói chuyện để kích thích não hoạt động
- Làm mát mặt và cổ bằng nước lạnh để kích thích hệ thần kinh
- Uống nước lạnh
- Uống cafe hoặc nhai kẹo cao su
- Bổ xung đường cho cơ thể
- Thực hiện các động tác giãn cơ
- Bấm huyệt
Dưới đây là một vài vị trí bấm huyệt có tác dụng cải thiện cơn buồn ngủ:
①Huyệt Thanh Minh :Nằm ở 2 đầu mắt gần về phía sống mũi
②Huyệt Thái Dương: Nằm cạnh chỗ lõm nhất ngay ngoài hốc mắt
③Huyệt Phong Trì:Nằm ở phần hõm phía sau mang tai, sát đáy hộp sọ