Những Điều Cần Chú Ý Về Kinh Nguyệt Ở Độ Tuổi 30

Jul 26, 2024

https://reliable-friends-900b141288.media.strapiapp.com/360_with_bgc_30a87de788.png

Đau kinh nguyệt sẽ thuyên giảm ở tuổi 30?

Ở độ tuổi 30, lượng hormone nữ Estrogen sẽ đạt đỉnh cao, và phụ nữ ở trong giai đoạn này được cho là đã chín muồi về mặt sinh lý. Ở độ tuổi cuối 20 đầu 30, chu kỳ kinh nguyệt được duy trì ổn định và cơ thể ở trong trạng thái thích hợp nhất cho việc mang thai và sinh con. Sự ổn định của chu kỳ kinh nguyệt thường giúp cho những cơn đau kinh nguyệt được giảm bớt, tuy nhiên hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) có thể dễ xảy ra hơn.

Sự khác biệt giữa PMS ở độ tuổi 20 và 30

PMS, hay hội chứng tiền kinh nguyệt, là tập hợp các triệu chứng tâm lý và thể chất xuất hiện trước kỳ kinh nguyệt. Cụ thể, các triệu chứng này có thể bao gồm đau đầu, đau bụng, phù nề, căng tức ngực, không ổn định cảm xúc, trầm cảm, cáu gắt, v.v. Khi các triệu chứng tâm lý của PMS trở nên nghiêm trọng, tình trạng này có thể được chẩn đoán là rối loạn tâm lý tiền kinh nguyệt, hay PMDD.

Ở độ tuổi 20, các triệu chứng thể chất có xu hướng xuất hiện nhiều hơn so với các triệu chứng tâm lý, nhưng bước sang độ tuổi 30, các triệu chứng tâm lý lại có xu hướng chiếm ưu thế. Do đó, nhiều phụ nữ có thể cảm thấy PMS ở độ tuổi 30 trở nên nghiêm trọng hơn so với khi ở độ tuổi 20.

Sinh con có thể khiến các vấn đề tâm lý trở nên trầm trọng hơn

361_with_bgc.png

Nguyên nhân của PMS được cho là do sự suy giảm của hormone nữ (Estrogen và Progesterone) trong giai đoạn hoàng thể của chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa được khẳng định một cách rõ ràng và còn có nhiều yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến PMS.

Phụ nữ sau khi đã trải qua việc sinh nở thường có sự thay đổi lớn về mặt hormone. Lượng hormone nữ tăng dần trong thai kỳ và giảm đột ngột sau khi sinh, sau đó dần trở lại trạng thái bình thường. Những thay đổi lớn về sự cân bằng hormone này, cùng với sự thay đổi trong cuộc sống sau khi sinh con, có thể khiến phụ nữ dễ gặp phải các vấn đề tâm lý tiêu cực như cáu gắt hoặc trầm cảm do PMS.

Ba cách hiệu quả để giảm bớt các triệu chứng PMS

PMS có thể gây ra nhiều phiền toái cho phụ nữ trước kỳ kinh nguyệt, tuy nhiên may mắn rằng có một vài phương pháp có thể giúp giảm bớt các triệu chứng này. Dưới đây là 3 cách dễ dàng mà bạn có thể áp dụng ngay vào cuộc sống hàng ngày của mình.

  • Tập thể dục aerobic:

Tập thể dục aerobic bao gồm các bài tập làm gia tăng nhịp tim và hô hấp, chẳng hạn như đi bộ hoặc chạy bộ. Việc tập thể dục aerobic đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc làm giảm và ngăn ngừa các triệu chứng PMS, bao gồm cả triệu chứng tâm lý và triệu chứng thể chất..

  • Liệu pháp mùi hương (aroma therapy)

Liệu pháp mùi hương sử dụng tinh dầu tự nhiên để điều trị và cải thiện các triệu chứng PMS. Việc sử dụng tinh dầu với mùi hương dễ chịu đem lại hiệu quả thư giãn cao và có thể giúp giảm bớt các triệu chứng tâm lý của PMS. Bạn có thể đốt tinh dầu trong phòng ngủ, hoặc trên bàn làm việc để chúng phát huy hiệu quả.

  • Cải thiện lối sống hàng ngày

Sự rối loạn trong sinh hoạt hàng ngày có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe và làm các triệu chứng PMS trở nên trầm trọng hơn. Bạn hãy đặc biệt chú ý tới thói quen ăn uống và tập thể dục của mình, vì chúng có ảnh hưởng rất lớn đến PMS. Nên ăn bữa sáng đầy đủ, duy trì thời gian ăn uống cố định, và xây dựng thói quen tập thể dục đều đặn, để vừa giúp giảm bớt PMS, và vừa cải thiện tình trạng sức khỏe nói chung.


Hãy bắt đầu hành động ngay bây giờ từ việc xem xét lại và cải thiện những thói quen sinh hoạt hàng ngày của bạn.


https://reliable-friends-900b141288.media.strapiapp.com/moon_mobile_4a3c997293.webp

Tải ứng dụng Moonly

Women’s health app for every period of life. Get your period tracker, ovulation calendar and perimenopause management tool into your pocket.

https://reliable-friends-900b141288.media.strapiapp.com/apple_store_33e258fc04.webp
https://reliable-friends-900b141288.media.strapiapp.com/google_play_67894414ee.webp