Buồn Nôn Có Phải Là Triệu Chứng Của PMS?

Jul 17, 2024

https://reliable-friends-900b141288.media.strapiapp.com/288e15_ebffdf612abd43d29c4a781b30129a67_mv2_9e0a18aa38.webp

Buồn nôn là một trong những triệu chứng phổ biến của Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS). Trong bài viết này hãy cùng Flora tìm hiểu về cơ chế, cũng như cách khắc phục tình trạng buồn nôn xảy ra trước thời kỳ kinh nguyệt.

Buồn nôn do ảnh hưởng của PMS

Nguyên nhân của PMS (Hội chứng tiền kinh nguyệt) vẫn chưa được tìm ra một cách rõ ràng. Tuy nhiên, việc hai hormone là Estrogen và Progesterone giảm nhanh trong giai đoạn hoàng thể và giai đoạn tiền kinh nguyệt, được cho là có liên quan đến các triệu chứng của PMS.

Các triệu chứng của PMS có thể bắt đầu xuất hiện từ khi có kinh nguyệt ở tuổi dậy thì, và có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn cùng với tuổi tác. Các triệu chứng dễ gặp phải ở độ tuổi 20 là trầm cảm, ở độ tuổi 30 là cáu kỉnh, dễ nổi giận, đồng thời xuất hiện các cơn đau về thể chất như đau đầu, đau thắt lưng, hoặc đau bụng. Nghiên cứu cho rằng, mức độ ảnh hưởng của nội tiết tố nữ thay đổi tùy theo từng giai đoạn của cuộc đời, do đó các triệu chứng PMS không phải là cố định, mà liên tục thay đổi dựa theo độ tuổi.

Cơ chế gây buồn nôn

Trong giai đoạn hoàng thể, một lượng lớn các hormone nữ như Progesterone và Prostaglandin được tiết ra. Tác dụng của những hormone này có thể gây nên cảm giác buồn nôn.

① Buồn nôn do hormone Progesterone

Progesterone là nội tiết tố nữ có tác dụng làm giảm chức năng của đường tiêu hóa. Do vậy, việc tăng tiết Progesterone có thể gây nên tình trạng táo bón, chướng bụng và dễ dẫn tới buồn nôn.

② Buồn nôn do hormone Prostaglandin

Prostaglandin là nội tiết tố nữ có tác dụng làm co bóp tử cung. Ngoài ra, Prostaglandin còn kích thích co thắt ở dạ dày và đường ruột, làm gia tăng cảm giác buồn nôn.

Các triệu chứng khác của PMS

Các triệu chứng của PMS rất đa dạng, tuy nhiên chúng có thể được chia thành 3 nhóm sau:

Khắc phục tình trạng buồn nôn

Khi cảm thấy buồn nôn, bạn hãy nghỉ ngơi trong tư thế thoải mái cho tới khi cơ thể ổn định trở lại. Trong khi nghỉ ngơi, có thể nhẹ nhàng xoa bóp vùng bụng để làm dịu chuyển động của dạ dày.


Khi cơn buồn nôn đến một cách bất ngờ, hãy nhấn vào huyệt “Túc Tam Lý”' nằm ngay dưới đầu gối, hoặc huyệt “Lao Cung”' nằm ở trong lòng bàn tay (xác định bằng cách nắm bàn tay lại, khi này đầu ngón trỏ và ngón giữa sẽ chỉ vào vị trí của huyệt).

Ngoài ra, bạn cần chú ý nhai kỹ thức ăn để ngăn axit dạ dày tiết ra quá mức, đồng thời tránh việc uống quá nhiều rượu, hoặc ăn các loại đồ ăn dễ gây kích thích.