Khắc Phục Tình Trạng Buồn Nôn Do Kinh Nguyệt

Jul 17, 2024

https://reliable-friends-900b141288.media.strapiapp.com/288e15_97e122ae1d4047f5b4e0cabf8cc52991_mv2_044ad88a4c.webp

Buồn nôn là triệu chứng phổ biến, thường gặp phải trong thời gian kinh nguyệt. Trong bài viết này, hãy cùng Flora tìm hiểu về cơ chế, cũng như cách khắc phục tình trạng buồn nôn do kinh nguyệt nói trên.

Tại sao bạn cảm thấy buồn nôn trong thời gian kinh nguyệt?

Lý do chính khiến bạn cảm thấy buồn nôn trong kỳ kinh nguyệt là do lượng tiết hormone Prostaglandin tăng lên.

Prostaglandin có tác dụng làm tăng co bóp tử cung, giúp máu kinh dễ dàng lưu thông ra ngoài. Ngoài ra, Prostaglandin còn có khả năng kích thích các chức năng của dạ dày và đường ruột, từ đó khiến các cơ quan tiêu hoá này hoạt động một cách bất thường và có thể gây nên cảm giác buồn nôn.

Prostaglandin sẽ không tăng lên quá nhiều nếu máu kinh nguyệt được lưu thông tốt. Tuy nhiên, trong các trường hợp như máu lưu thông quanh tử cung kém do bị lạnh, hoặc dòng kinh nguyệt bị ứ đọng do mất cân bằng nội tiết tố, cơ thể sẽ cố gắng co bóp tử cung nhiều hơn bằng cách tiết ra thật nhiều Prostaglandin.

Do đó, ở những phụ nữ dễ bị buồn nôn trong thời kỳ kinh nguyệt, có khả năng cao cơ thể của họ đang tiết ra quá nhiều Prostaglandin.

Buồn nôn có phải là dấu hiệu của mang thai?

Nếu bạn thực sự đang trong kỳ kinh nguyệt thì sẽ không có khả năng mang thai vì khi này nội mạc tử cung cần thiết cho quá trình mang thai đã bong ra dưới dạng máu kinh. Tuy nhiên, không chỉ có kinh nguyệt mà còn nhiều nguyên nhân khác có thể gây chảy máu ở âm đạo như chảy máu do rụng trứng hoặc chảy máu bất thường. Do đó, nếu chỉ dựa vào việc chảy máu thì không thể khẳng định rằng bạn đang thật sự có kinh, và khi này bạn hoàn toàn có khả năng mang thai.

Nếu bạn đột nhiên cảm thấy buồn nôn trong kỳ kinh nguyệt, trước tiên hãy theo dõi thân nhiệt cơ bản để kiểm tra xem bạn có đang mang thai hay không. Thân nhiệt cơ bản nên được đo ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng, và đo trong trạng thái nằm yên không cử động. Thân nhiệt cơ bản ở phụ nữ được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn nhiệt độ thấp trước khi rụng trứng và giai đoạn nhiệt độ cao sau khi rụng trứng. Khi thân nhiệt có dấu hiệu giảm, nghĩa là bạn đang chuẩn bị bước vào kỳ kinh nguyệt và không mang thai. Tuy nhiên, nếu thân nhiệt vẫn duy trì ở mức cao, kể cả khi bạn đang chảy máu, thì đây có thể không phải là chảy máu do kinh nguyệt, và bạn có khả năng đang mang thai. Nếu muốn kiểm tra một cách chắc chắn, hãy sử dụng que thử thai khoảng 1 tuần sau khi bạn bắt đầu chảy máu.

Những bệnh có liên quan

29.webp

Nếu cảm thấy buồn nôn dữ dội trong thời gian kinh nguyệt, cũng có thể bạn đang mắc phải các bệnh phụ khoa tiềm ẩn.

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là bệnh lý trong đó nội mạc tử cung xuất hiện ở bên ngoài thành tử cung. Trong khoảng 25% trường hợp, bệnh nhân sẽ gặp phải triệu chứng buồn nôn.

Thống kinh

Thống kinh xuất hiện khi Prostaglandin tiết ra quá nhiều, làm tăng co bóp tử cung. Nguyên nhân này có thể được điều trị bằng cách dùng thuốc ức chế sản sinh Prostaglandin, hoặc thuốc ức chế rụng trứng.

Khắc phục tình trạng buồn nôn

① Tránh việc nhịn đói

Trong thời kỳ kinh nguyệt, nhiều người có thể cảm thấy không khỏe, hoặc chán ăn, khiến cho chế độ ăn uống hàng ngày trở nên mất cân bằng. Tuy nhiên, cảm giác đói thường khiến bạn dễ bị buồn nôn hơn, do đó cần tránh việc nhịn đói.

Ngoài ra, gừng và bạc hà là những thực phẩm bạn nên bổ xung vào các bữa ăn vì chúng có hiệu quả trong việc ngăn chặn cơn buồn nôn.

②Bấm huyệt

Khi cơn buồn nôn đến một cách bất ngờ, hãy nhấn vào huyệt “Túc Tam Lý”' nằm ngay dưới đầu gối, hoặc huyệt “Lao Cung”' nằm ở trong lòng bàn tay (xác định bằng cách nắm bàn tay lại, khi này đầu ngón trỏ và ngón giữa sẽ chỉ vào vị trí của huyệt).

Ngoài ra bạn nên lưu ý thêm những điều sau:

  • Nghỉ ngơi ngay khi cảm thấy buồn nôn
  • Thực hiện xoa bóp vùng bụng
  • Ngủ đủ ít nhất 7 tiếng mỗi ngày

Chúc bạn áp dụng thành công những mẹo trên.