Cách Phân Biệt Các Triệu Chứng Của PMS Và Mang Thai Thời Kỳ Đầu

Jul 25, 2024

https://reliable-friends-900b141288.media.strapiapp.com/254_with_bgc_bd918e54c7.png

Mục lục

  • PMS là gì?
  • Cách cải thiện tình trạng PMS
  • Các triệu chứng của mang thai thời kỳ đầu
  • Phân biệt các triệu chứng PMS và mang thai thời kỳ đầu
  • Kết luận

PMS là gì?

Các triệu chứng của PMS rất đa dạng, nhưng chúng chủ yếu thuộc ba loại sau:

1. Triệu chứng tinh thần

・Cáu giận đối với những điều thông thường

・Khóc mà không rõ lý do

・Buồn ngủ vào ban ngày

・Mất ngủ vào ban đêm

・Cảm thấy mệt mỏi

・Cảm thấy chán nản

・Cảm thấy không thoải mái mà không rõ lý do

2. Triệu chứng thể chất

・Da trở nên thô ráp

・Cơ thể cảm thấy mệt mỏi

・Ngực căng đau

・Phù nề

・Đau bụng

・Đau đầu

・Đau thắt lưng

3. Những thay đổi trong sinh hoạt

・Khó hoàn thành công việc

・Giảm khả năng tập trung

・Mất hứng thú và động lực

・Ăn quá nhiều

・Thèm ăn đồ ngọt

Cách cải thiện tình trạng PMS

① Hiểu về chu kỳ kinh nguyệt của mình

Hãy ghi chép lại các triệu chứng trước và sau kỳ kinh nguyệt, để tự theo dõi tình trạng PMS của bản thân. Biết được ngày bắt đầu và kết thúc dự tính của kỳ kinh nguyệt sẽ giúp bạn đối phó với PMS dễ dàng hơn. Thông tin thu được thông qua việc tự theo dõi các triệu chứng cũng rất hữu ích cho việc chẩn đoán PMS tại các cơ sở y tế.

② Thay đổi nhận thức của bản thân về kinh nguyệt

Khi đến kỳ kinh nguyệt, bạn có thể cảm thấy chán nản, thất vọng và có xu hướng đổ lỗi cho bản thân khi mọi chuyện không diễn ra theo ý muốn?

Trước và trong thời gian kinh nguyệt, nội tiết tốt nữ thay đổi đáng kể, gây nên nhiều ảnh hưởng tới cơ thể và tâm sinh lý của phụ nữ. Việc có những suy nghĩ tiêu cực trong thời kỳ này là điều hoàn toàn bình thường. Nếu bạn nhận thấy những cảm xúc tiêu cực này xuất hiện, thay vì tự trách mình, hãy dành thời gian để chăm sóc bản thân và bày tỏ sự biết ơn đối với cơ thể của mình,

③Cải thiện thói quen sinh hoạt

Trước hết, hãy đảm bảo việc ngủ và nghỉ ngơi đầy đủ, không nên cố gắng làm việc quá sức. Nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp cơ thể hồi phục, và tâm trí cũng trở nên tràn đầy năng lượng.

Ngoài ra, hãy hạn chế tiêu thụ caffeine, rượu, thuốc lá, đồ ngọt, thức ăn nhanh, thực phẩm ăn liền, v.v. Những thực phẩm này có thể gây căng thẳng cho hệ tiêu hóa và làm trầm trọng thêm các triệu chứng PMS.

Tập thể dục, ví dụ như đi bộ hoặc yoga, có thể giúp làm ấm cơ thể và thúc đẩy lưu thông máu, từ đó cũng góp phần làm giảm các triệu chứng PMS.

④ Thăm khám y tế

Nhiều yếu tố tâm lý có thể có liên quan đến các triệu chứng PMS. Do đó, ngoài việc đi khám phụ khoa, bạn cũng có thể tới khám tại các chuyên khoa tâm thần trong bệnh viện. Nếu những ảnh hưởng của PMS đang gây cản trở tới sinh hoạt hàng ngày của bạn, đừng chỉ lo lắng và chịu đựng những điều này một mình.

Các triệu chứng của mang thai thời kỳ đầu

Thời kỳ đầu được tính là khoảng thời gian từ 0-15 tuần đầu tiên của thai kỳ.

Thông thường, các triệu chứng mang thai thời kỳ đầu sẽ xuất hiện từ khoảng sau tuần thứ ba. Các triệu chứng mang này được cho là xuất hiện do kết quả của việc tăng tiết các hormone nữ như Progesterone và Estrogen trong thời kỳ mang thai.

Dưới đây là danh sách những triệu chứng phổ biến của mang thai thời kỳ đầu:

Nếu có nhiều các triệu chứng kể trên, bạn hãy tiến hành kiểm tra với que thử thai hoặc đến bệnh viện để xác định xem mình có đang mang thai hay không.

Phân biệt các triệu chứng PMS và mang thai thời kỳ đầu

① Chảy máu ở âm đạo

Chảy máu ở âm đạo (chảy máu khi cấy ghép) có thể xảy ra trong thời kỳ đầu mang thai. Nguyên nhân chảy máu là do trứng sau khi đã được thụ tinh sẽ làm tổ trong niêm mạc tử cung. Đặc điểm và màu sắc của máu chảy ra thay đổi tùy theo từng người và rất khó để phân biệt với máu kinh nguyệt. Tuy nhiên, so với kinh nguyệt, lượng máu chảy ra của chảy máu cấy ghép là ít hơn và thời gian chảy máu cũng ngắn hơn.

Chảy máu cấy ghép xảy ra ở khoảng 25% trường hợp mang thai, tuy nhiên khi chảy máu cấy ghép xảy ra cùng thời điểm với kỳ kinh nguyệt, rất khó để nhận biết được sự khác biệt.

② Cơn đau ở vùng bụng

Thông thường, trong giai đoạn đầu của thai kỳ, bạn có thể bị đau nhói ở vùng bụng hoặc đau dữ dội ở phần lưng dưới. Điều này là do các cơ tử cung và dây chằng hỗ trợ tử cung bị kéo căng khi tử cung phát triển trong thai kỳ. Nếu là PMS, bạn có thể cảm thấy bị đầy hơi và chướng bụng do tử cung căng lên.

③ Tình trạng tăng thân nhiệt kéo dài

Trong chu kỳ kinh nguyệt, nhiệt độ cơ thể của bạn tăng lên trong thời kỳ rụng trứng và giảm đi khi bắt đầu có kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu bạn đang mang thai, nhiệt độ cơ thể sẽ dừng việc thay đổi theo chu kỳ, mà thường xuyên duy trì ở mức cao như bị sốt. Cùng với việc ghi lại chu kỳ kinh nguyệt, việc thường xuyên thân nhiệt sẽ giúp bạn phân biệt được đâu là PMS, và đâu là các triệu chứng mang thai.

④Dừng kinh nguyệt

Điều này chỉ áp dụng trong trường hợp bạn có một chu kỳ kinh nguyệt ổn định. Nếu kinh nguyệt đến muộn hơn một tuần so với ngày dự kiến, thì có khả năng bạn đang mang thai. Khi này bạn nên sử dụng que thử thai để kiểm tra. Tuy nhiên, kinh nguyệt cũng có thể đến sớm hoặc muộn hơn bình thường do nhiều nguyên nhân khác, ví dụ như mất cân bằng về mặt thể chất và tinh thần.

Kết luận

Khi nhận thấy tình trạng thể chất của mình có sự thay đổi, bạn có thể sẽ cảm thấy lo lắng, không biết đâu mới là nguyên nhân. “Phải chăng mình đang mang thai?”, hay “Đây chỉ là những triệu chứng PMS thông thường?”.

Nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu giống với mang thai thời kỳ đầu nói trên, bạn có thể kiểm tra với que thử thai hoặc đến các cơ sở y tế.