Cách Làm Giảm Đau Xương Chậu Trước Kỳ Kinh Nguyệt

Jul 31, 2024

https://reliable-friends-900b141288.media.strapiapp.com/514_with_bgc_25b616eb20.png

Bạn đã bao giờ gặp phải tình trạng đau xương chậu xuất hiện trong kỳ kinh nguyệt? Thực tế là không chỉ có đau bụng hay đau lưng, mà đau xương chậu cũng là một triệu chứng phổ biến trong thời kỳ này. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây đau xương chậu trong kỳ kinh nguyệt, cũng như những cách hiệu quả để khắc phục tình trạng này nhé!


Mục lục

  • Nguyên nhân gây đau xương chậu
  • Ba phương pháp giúp giảm đau xương chậu
  • Kết luận

Nguyên nhân gây đau xương chậu

Nguyên nhân phổ biến nhất của đau xương chậu là do chu kỳ kinh nguyệt. Thực tế, ngoài chu kỳ kinh nguyệt, ở phụ nữ còn có chu kỳ mở và đóng của xương chậu. Vào khoảng ngày thứ 2-3 sau khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt, xương chậu sẽ giãn ra để thúc đẩy sự đào thải máu kinh. Lúc này, cơ thể sẽ tiết ra nhiều hormone progesterone với tác dụng làm giãn cơ, tuy nhiên hormone này cũng có thể gây nên cảm giác đau.

Gần đến ngày rụng trứng, xương chậu sẽ co lại, và sau khi rụng trứng, xương chậu sẽ lại giãn ra để chuẩn bị cho kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Vì vậy, trong khoảng thời gian 10 ngày, từ giữa giai đoạn hoàng thể cho tới ngày thứ 2-3 sau khi kinh nguyệt bắt đầu, hormone giãn xương chậu sẽ được tiết ra nhiều, và có thể gây nên tình trạng đau xương chậu.


Ba phương pháp giúp giảm đau xương chậu

1.Giãn cơ xương chậu

Việc điều chỉnh chu kỳ co giãn của xương chậu có thể đem lại hiệu quả giảm đau. Trước khi đi ngủ là thời điểm xương chậu sẽ giãn ra, do đó hãy tận dụng khoảng thời gian này để thực hiện các động tác giãn cơ xương chậu.

  1. Ngồi trong tư thế chân duỗi thẳng về phía trước. Cảm nhận xương chậu đang được đặt trên sàn nhà.
511_with_bgc.png

2. Chuyển sang tư thế ngồi cong hai đầu gối, hai lòng bàn chân chạm vào nhau.

3. Giữ lưng thẳng và gập người về phía trước, đồng thời thở ra.

512_with_bgc.png

4. Hít vào, chân duỗi thẳng về phía trước. Thở ra, từ từ gập người về phía trước, cảm giác như đang duỗi lưng. Duỗi tay về phía trước, giữ nguyên tư thế này, và thực hiệt hít thở đều đặn. Khi cảm nhận cơ thể dãn ra, hãy từ từ ngồi dậy.

513_with_bgc.png

2.Giữ ấm cơ thể

Khi cơ thể bị lạnh, hoạt động của buồng trứng và tử cung sẽ bị ảnh hưởng. Điều này có thể khiến cho cơn đau trở nên tồi tệ hơn. Tương tự như các triệu chứng khác trong kỳ kinh nguyệt, việc giữ ấm cơ thể cũng đem lại hiệu quả đối với cơn đau vùng chậu. Hãy chọn thức uống ấm, tắm nước nóng, hoặc sử dụng túi chườm để làm ấm vùng xương chậu. Khi xương chậu giãn ra, cơ thể sẽ cần được thư giãn, do đó bạn nên chú trọng hơn tới việc chăm sóc bản thân trong giai đoạn này.

3.Tạo thời gian cho xương chậu nghỉ ngơi

Cơ thể cũng chịu ảnh hưởng do sự thay đổi đóng-mở của xương chậu. Khi xương chậu giãn ra, cơ thể cũng cần được thư giãn. Trong thời gian này, bạn sẽ dễ cảm thấy mệt mỏi và kém tập trung. Nếu cố gắng quá sức khi này, cơ thể bạn có thể sẽ không còn hoạt động hiệu quả ở giai đoạn 20 ngày sau đó, khi xương chậu đóng lại. Vì vậy, hãy cố gắng giảm bớt lượng công việc và các kế hoạch cá nhân trong 10 ngày này, để xương chậu cũng như cơ thể được thư giãn và nghỉ ngơi đầy đủ.

Kết luận

Việc hiểu về mối liên hệ giữa chu kỳ đóng-mở của xương chậu và tình trạng cơ thể sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc bản thân hiệu quả hơn. Xương chậu bị lệch cũng có thể là nguyên nhân gây đau, do vậy bạn hãy cẩn thận trong những thói quen sinh hoạt hàng ngày để tránh không làm cho xương chậu bị tổn thương.