Cảm Giác Trầm Cảm Trước Kỳ Kinh Nguyệt? Cùng Tìm Hiểu Ngay Về PMDD

Jul 25, 2024

https://reliable-friends-900b141288.media.strapiapp.com/251_b5c07c815d.webp

Trước kỳ kinh nguyệt, nhiều phụ nữ thường trải qua những thay đổi về mặt tinh thần như lo lắng và khó chịu. PMDD là một trong những dạng rối loạn tâm thần và thể chất xảy ra trước kỳ kinh nguyệt. Nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, nó có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bạn.

Mục lục

  • Các triệu chứng của PMDD
  • Sự khác biệt giữa PMS và PMDD
  • Nguyên nhân của PMDD
  • Cải thiện các triệu chứng của PMDD

Các triệu chứng của PMDD

Các triệu chứng của PMDD bao gồm 2 loại, là “triệu chứng tinh thần” và “triệu chứng thể chất”. Nếu những triệu chứng sau đây xuất hiện ngay trước kỳ kinh nguyệt, có khả năng đó là do ảnh hưởng của PMDD. Càng nhiều triệu chứng xuất hiện đồng nghĩa với việc tình trạng PMDD càng ở mức nghiêm trọng.

Các triệu chứng sẽ tiếp diễn từ 10 ngày trước cho tới khi kinh nguyệt bắt đầu, trường hợp PMDD ở mức độ nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng xấu tới công việc và các mối quan hệ xung quanh.

Sự khác biệt giữa PMS và PMDD

PMS (Hội chứng tiền kinh nguyệt) là tình trạng cơ thể và tinh thần của bạn trở nên bất ổn từ thời điểm rụng trứng đến khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt. Nếu các triệu chứng về mặt tinh thần của PMS trở nên nghiêm trọng và gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, tình trạng này sẽ được chẩn đoán là PMDD (rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt). PMDD được coi là một dạng rối loạn trầm cảm. Khoảng 70%-80% phụ nữ ở độ tuổi 20-30 gặp phải những khó chịu liên quan đến kinh nguyệt, và phần lớn họ đều cảm thấy rằng các triệu chứng là rất nghiêm trọng.

PMDD bao gồm 4 triệu chứng chủ yếu sau đây:

Những triệu chứng tâm lý này có thể dẫn tới thay đổi hành vi ăn uống hoặc làm suy giảm chất lượng giấc ngủ, từ đó ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày và các mối quan hệ của bạn. Ví dụ, cảm giác thất bại và muốn buông bỏ tất cả, cảm giác đang bị mọi người xung quanh đánh giá, hoặc cảm giác cô đơn bị xa lánh, v.v., có thể thể làm bạn cảm thấy thiếu tự tin và tuyệt vọng, mặc dù trên thực tế những điều này không hề xảy ra. Một số trường hợp có thể trở nên nghiêm trọng tới mức ở người bệnh xuất hiện những suy nghĩ về việc tự tử.


Nguyên nhân của PMDD

Nguyên nhân của PMDD vẫn chưa được tìm ra một cách rõ ràng, tuy nhiên, người ta cho rằng tình trạng này là do cơ thể phản ứng với những thay đổi về mặt nội tiết tố xảy ra hàng tháng. Có giá thuyết cho rằng PMDD là do sự mất cân bằng giữa Estrogen và Progesterone gây nên, giả thuyết khác lại cho rằng nguyên nhân là do nội tiết tố nữ ảnh hưởng đến số lượng và chức năng của các chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến cảm xúc.


Cải thiện các triệu chứng của PMDD

Điều quan trọng trước tiên là biến môi trường xung quanh bạn trở nên thật thoải mái. Hai tuần trước kỳ kinh nguyệt, bạn nên tránh những tình huống có thể dẫn tới sự bộc phát của PMDD, chẳng hạn như các sự kiện gây căng thẳng hoặc xích mích cá nhân.

Chế độ ăn uống và tập thể dục hợp lý cũng góp phần đem lại hiệu quả. Bạn nên hạn chế tiêu thụ rượu, caffeine, muối và chất béo, đồng thời chú ý bổ sung carbohydrate, vitamin B6 và khoáng chất.

Hãy bổ sung carbohydrate thông qua các loại khoai, kiều mạch, gạo lứt, v.v. Cần lưu ý rằng các món ăn chứa carbohydrate cũng có thể chứa nhiều chất béo, tùy thuộc vào phương pháp nấu ăn.

Vitamin B6 được tìm thấy với số lượng lớn trong cá và thịt đỏ, còn khoáng chất thì có nhiều trong rau và các loại trái cây. Các loại nấm, quả bơ và dâu tây cũng là những thực phẩm được khuyên dùng.

Nghe thì giống trầm cảm nhưng thực chất lại là một căn bệnh khác


Các triệu chứng của PMDD rất giống với các triệu chứng của trầm cảm và rối loạn lo âu.

Bạn có thể nghĩ chúng thuộc cùng một nhóm bệnh, nhưng trên thực tế có nhiều trường hợp việc dùng thuốc chống trầm cảm không có tác dụng với PMDD. Lý do bởi vì PMDD không phải là bệnh tâm thần, mà là do ảnh hưởng của sự mất cân bằng nội tiết tố gây nên. Do vậy, ngoài việc đến gặp bác sĩ tâm thần hoặc bác sĩ tâm lý, bạn cũng có thể đến gặp bác sĩ phụ khoa. Tùy thuộc vào các triệu chứng cụ thể, mà đôi khi việc dùng thuốc để cân bằng nội tiết tố, chẳng hạn như thuốc tránh thai liều thấp, có thể đem lại nhiều hiệu quả hơn.

Ngay cả khi xuất hiện các triệu chứng của PMS, khoảng một nửa số phụ nữ nghĩ rằng các triệu chứng của họ không là đủ nghiêm trọng để tìm kiếm sự chăm sóc y tế. Tuy nhiên, PMDD là tình trạng có mức độ nghiêm trọng cao hơn, và nếu bỏ qua không điều trị, bệnh có thể gây nên nhiều tác động tiêu cực tới công việc và cuộc sống hàng ngày. Trong mọi trường hợp, bạn không nên đổ lỗi cho bản thân, mà thay vào đó hãy chú ý tới các triệu chứng để tìm kiếm sự chăm sóc y tế một cách kịp thời.